Đọc được thông tin
là cây dương xỉ có khả năng lọc khí rất tốt. Chẳng hạn như khả năng hấp thu
Aldehyde formic, theo nghiên cứu, nó có thể loại bỏ khoảng 20µg Aldehyde formic.
Ngoài ra, cây dương xỉ còn có thể ức chế xylen và toluene tỏa ra từ máy vi tính
và máy in.
Nói chung cây dương xỉ
không khó để trồng, nhân giống và chăm sóc.
Loại dương xỉ mà tôi
đang trồng là “dương xỉ dạ quang” dùng để làm cảnh, không phải loại mọc hoang
ngoài tự nhiên.Dương xỉ là loại cây ưa bóng râm, ghét nắng chói chang. Cây sống được trong môi trường có nhiệt độ từ 150C - 200C và không được dưới 100C. Đất trồng cây là loại đất giàu mùn, khoảng một năm thay đất một lần. Cây dương xỉ không cần dùng phân bón, nếu có dùng cây cũng không thể phát triển tốt được. Vì cây dương xỉ có thể chịu hạn, cho nên không tốn nhiều công tưới, chỉ cần giữ đất trồng hơi ẩm là được.
Cách nhân giống cây
dương xỉ rất dễ, chỉ cần tách gốc, bỏ đi những rễ cũ đã già, hoặc đã hư hỏng
thì đem đi trồng là xong.
Cây “dương xỉ dạ
quang” (cái này tên đúng), còn các nhà vườn thì gọi là “dương xỉ Thái”, có lá dầy
to xanh mướt nên dùng để bàn hay treo lên giàn trông cũng đẹp.
Theo tôi biết thì cây
dương xỉ có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Không khí đang ngày
càng ô nhiễm, trồng cây lọc khí để có môi trường trong lành hơn.
------------------
Cây hồng môn có hoa to và lá xanh hình tim
trông rất dễ thương. Cây hồng môn sống tốt trong môi trường đất phù sa tơi xốp
giàu xơ, giàu mùn, và có thêm một ít phân hữu cơ, một ít phân chuồng. Cây Hồng
môn rất thích hợp để trong nhà với ánh sáng yếu. Nếu để hống môn lâu trong môi
trường có nhiệt độ lớn hơn 300C lâu, cây sẽ héo, lá vàng không còn đẹp
nữa. Nhưng nếu nhiệt độ dưới 150C thì cây sẽ phát triển kém, dễ bị
sâu bệnh.
Độ ẩm thích hợp cho hồng
môn là từ 70%-80%, đất thật ẩm. Tuy nhiên, nếu đất dư nước thì cây sẽ chết
ngay. Khi tưới nước cho cây, không nên tưới trực tiếp lên hoa.
Phân bón cho cây là
loại NPK 16-16-8 cho cây khi thấy có biểu hiện vàng lá, kém phát triển. Ngoài
ra, có thể phun thêm phân bón cho hoa mầu khi cây đã ra hoa cho hoa tươi tắn
hơn, cây khỏe hơn.
Về dịch bệnh thì cây
hồng môn rất dễ bị nhện đỏ, sâu ăn lá tấn công và dễ mắc các loại bệnh như: thối
gốc, thối thân, và các loại nấm bệnh. Khi cây bị các loài sinh vật , nấm tấn
công cần cắt bỏ cành, lá, hoa bị hư hại dọn sạch cỏ dưới gốc rồi sau đó phun
thuốc phòng trừ. Còn nếu bị bệnh thối thân, thối gốc thì đương nhiên cây sẽ chết.
Tôi có đọc được
thông tin cho biết là cây hồng môn có khả năng lọc khí thảy ra từ máy tín và
nhiều loại khí đọc hại khác. (không biết có đúng không đây). Tên cây cũng đẹp,
tôi rất thích.
Hồng môn là cây có xuất
xứ từ Colombia, được nhập nội vào Việt Nam. Không phải có xuất xứ từ Trung Hoa
nhá. (đọc, nghe tên cây là rất dễ tưởng lầm).
------------------
Đọc tài liệu nhận thấy
được công dụng tác dụng tốt của cây dừa cạn cả về tâm lý lẫn bệnh lý. Hoa dừa cạn
có thể dùng làm thuốc, chữa và ngăn ngừa được một số bệnh tật nhất là bệnh ung
thư, cao huyết áp. (đọc biết vậy thôi chứ chưa dám thử làm thuốc uống bao giờ).
Hoa dừa cạn có nhiều mầu, riêng tôi thích nhất là mầu đỏ tươi thắm như hình, vì
hoa cuối mùa nên không còn đẹp lắm.
------------------
Một vài bông mai còn
sót lại trên cành. Chút dư vị của Tết vẫn còn đâu đây.
Bài dài nếu, "xe" chuột mỏi tay thì thông cảm dùm nghen, dồn nén nhiều là vậy đó ha... ha... (Mà nhiều khi không "dồn nén" cũng khoái viết dài như thường).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.