Thứ Hai, 13 tháng 4, 2009


  Thứ bảy rồi mọi người về quê ăn giổ nội. Ai cũng tập trung đầy đủ và đông đúc. Cái cảm giác ấm cúng bên ngừơi thân, đại gia đình chợt làm tôi nhớ về bà. 4 năm trước khi mà  tôi hay tin dữ là: nội tôi lên máu phải chở đi cấp cứu trong tình trạng nguy cấp (vì để hơi lâu không phát hiện kịp thời). Biết thế nhưng tôi nào có thăm bệnh được lấy một ngày. Năm ấy tôi phải thi tốt nghiêp, khi hay tin này cũng là những ngày tháng tôi bận túi bụi với bài vở. Ngày nội “về chốn bên kia” cũng là ngày tôi thi tốt nghiệp (PTTH). Tuy không đi thăm nhưng tôi biết bà rất muốn có tôi bên cạnh bởi tôi tin một điều bà rất yêu thương con cháu của mình. Nhớ những tháng ngày còn sống, bà là một người bà , một người mẹ mẫu mực dung dị, chất phát, có đức hy sinh cao cả. Ông nội mất khi các bác, các cô, các chú tôi còn rất bé. Thế là, bao nhiêu gánh nặng đè lên vai nội, ấy vậy mà nội vẫn phải “thân cò” lặn lội nuôi con. Chẳng những đảm nhận vai trò của người mẹ mà còn đảm nhận cả vai trò của người cha. Thời chiến tranh, Gia đình nội tôi sống rất vất vả, cơm không đủ ăn, mặc không đủ ấm, cho nên bà tôi phải bươn trải với đời – cốt để các con được sung sướng, Bởi thế sau này qua lời kể của bố về bà tôi mới biết là ngày ấy không ăn cơm no được phải độn củ chuối, ăn muối thay nước mắm – và cả củ chuối kho muối mặn lè cho qua bữa, tôi còn nghe đâu ngày xưa nội phải làm vú để nuôi con cái nữa. Dù nghèo, có thể ăn không no, măc không ấm nhưng nội không bao giờ để con cái “dốt” hết, vì nghèo muốn có cái chử phải ở nhà chúa mà thôi, (thời ấy lọan lạc ai cũng đưa con ra chiến trường cả, nhiều ngưới còn xúi nội đưa con ra chiến trường làm lính, vì họ nghĩ cái chử không cần thiết lúc bấy giờ), chính tư tưởng tiến bộ của nội cộng với ý chí chịu khó vươn lên mạnh mẽ và sự bản lĩnh nên mọi người ai nấy cũng thành đạt và đổi đời trở nên khá giả hơn bớt khổ hơn xưa. Nội tôi rất thích nói chuyên, nếu có ai đó chịu khó lắng nghe thì bà say sưa không ngừng nghỉ. Bởi thế qua những câu chuyện của bà tôi học hỏi rất nhiều điều, đặc biệt là ý chí của mọi người trong hòan cảnh khó khăn. Trong những câu chuyện của bà, Bác hai có lẽ là người được nhắc đến nhiều nhất: ngày ấy, khó khăn bác hai tôi phải làm thuê để kiếm tiền, phải tự bắt cá để ăn, hể có con cá nào lớn với tình huynh trưởng bác tôi luôn dành cho người trong nhà, còn lại lấy bán, có hôm bác phải bơi trên sông rất cực và mệt để bắt cá. Nhớ nhất có lẽ là bác tôi thời còn làm mướn nhà mợ bảy, 1 ngày làm về vô tình đánh rơi 1 cắt xuống lổ kẽ bị la rất nhiều (dù có tiềm móc mãi không lên được), bị bỏ đói nữa chứ bác tôi khóc mà không làm được gì. Rồi có 1 “cha” thấy thương nên cho vào ở nhà chúa từ đó cuộc đời bác tôi thay đổi nhiều – và kết quả là bây giờ khá giả, an nhàn có một gia đình con cái tốt, ngoan, và cũng thành đạt. Bà kể trong niềm tự hào, xúc cảm.
 Người anh tốt là tấm gương sáng cho em học hỏi. bác tôi là như thế đấy, cả cô ba ba tôi rồi tất cả mọi người. Dù khổ sở thế nào, dù xa cách về địa lý nhưng luôn yêu thương che chở, đùm bọc nhau ai có khó khăn thì mọi người trong nhà đều chung tay giúp đỡ. Các cô, các bác, các chú đều là những người con hiếu đáng để chúng tôi học tập. Mặc dầu không ở gần mẹ nhưng ai cũng có sự quan tâm chia sẻ cho bà hết cả về vật chất lẫn tinh thần. Ở xa thì gọi điện trò chuyện lâu lâu về thăm mẹ vài ngày, còn ở gần thì tới lui thường xuyên. Bố tôi ngày ấy, hễ có công tác Tháp Mười là ngủ nhà nội cốt là để chăm sóc bà. Bà mất có một ý nguyện mà còn sống bà hay nói là được đi  nhà thờ La Vang. Chính điều ấy làm cho mọi người trong nhà ai cũng tiếc nuối mãi. Bà mất đột ngột, chóng vánh quá chẳng ai ngờ được. Ngày đám tan bà tôi buồn rất nhiều, tôi khẽ nhìn bà nằm yên như ngủ lòng chua xót và tự trách sao không hy sinh một bữa để đến gặp bà (dù có bận). Mãi về sau này tôi luôn hối hận về điều ấy. Ngày tan lễ bà, có nhiều người thắc mắc tại sao là con cháu trong nhà thấy mẹ, bà mình mất mà không khóc, nhưng chính hành động cao quí của mọi người tất bật, vất vả chăm lo hậu sự cho bà đã nói lên tất cả. Chính điều ấy mới làm nội, ở thiên đàng nhìn lại vẫn nở nụ cười mãn nguyện. Tuy mất đi nhưng trên môi bà vẫn nở nụ cười nụ cười thật hiền lành thánh thiện, da bà vẫn hồng như sống. Ai cũng bảo bà chỉ ngủ mà thôi một giất ngủ ngàn thu mà không thể tỉnh lại được. Một bài hát thánh ca đã nói “cuộc sống này không mất đi mà chỉ đổi thay thôi”. Đúng, thôi chào bà chúc bà an lành, hạnh phúc ở bên kia thế giới. 4 năm qua bà luôn sống mãi, sống trọn đời trong tâm trí và trong trái tim mỗi người trong gia đình. Nó không chỉ là hôm qua, hôm nay mà là mãi muôn muôn đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.