Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009

Nhớ Và Quên

  
                                               
                             

Sáng nay đi dạo ngang qua nhà một bác quen biết, chợt bác ấy nói vọng ra khỏi nhà hỏi nhỏ nhẹ: “Hình như con thiếu bác cái gì đó phải “hôn”?” do bác ấy quên nên mình nhắc lại dùm. Ngồi nói chuyện hồi lâu bác ấy bảo: “Đó có nhiều cái muốn nhớ chết luôn thì lại quên, cái muốn quên thì lại nhớ”. Thật vậy, trong cuộc sống này đôi lúc có những thứ ta muốn mình ghi nhớ thì ta lại quên một cách nhanh chống, dễ dàng. Những kí ức đẹp đẽ, những kỉ niệm vui, tình bạn thân… là những điều làm ta phải ghi nhớ. Nhưng có lẽ vì cuộc sống bận rộn, hối hả, công việc áp lực về tâm lý nhiều lần cuốn trôi những điều ý nghĩa ấy. Những điều ý nghĩa ấy, có khi giúp ta rất nhiều trong cuộc sống: lời răng đe của mẹ, sự dạy bảo của cha, sự động viên của người thân, những bài học cuộc sống… là những thứ giúp ta mạnh mẽ, giúp ta cứng cáp hơn trong cuộc đời bao la và muôn màu, muôn vẻ này.  Nhưng cũng không ít lần, gặp những vấn đề, những tình huống tương tự trong quá khứ cần giải quyết thì ta mới chịu xem lại trí nhớ của mình. Bấy giờ ta khó mà có thể tái hiện lại ngay lập tức. Là học sinh, sinh viên, học viên... thì ai cũng muốn mình có một trí nhớ tốt nhất, học giỏi nhất đúng không?. Và dù không hay muốn thì chúng ta sống có những thứ buộc chúng ta phải ghi nhớ: các công thức toán học, lái xe phải biết luật giao thông, sinh viên phải nhớ bài vở, kiến thức chuyên môn và kiến thức các môn học liên quan… Nhìn về góc độ nào đó những thứ ấy khá hữu ích cho ta nhưng lại mau chống bị ta quên lãng vì ta có khuynh hướng xem nhẹ, coi thường, hoặc xem nó quá nặng nề, khó nuốt nên ta khó có thể ghi nhớ được.

Do tâm sinh lý mỗi người mỗi khác, nên có người nhớ lâu và nhiều hoặc nhớ ít và không lâu là đương nhiên, do sự phân công của xã hội nên kiến thức ghi nhớ mỗi người có sự khác nhau: tuổi trẻ thu thập kiến thức nhanh và nhớ dai hơn người đã lớn tuổi, đã già; Anh học ngành xây dựng thì anh biết và nhớ rất nhiều kiến thức xây dựng và các ngành khác lĩnh vực khác liên quan ngành xây dựng, và anh biết ít về các lĩnh vực xã hội là hiển nhiên. Nói vậy thôi, một người có kiến thức tầm hiểu biết rộng bao giờ cũng vẫn tốt hơn phải không? Có những thứ ta không thể nhớ được dù rất muốn, bởi có lẽ do trí nhớ ta kém cỏi: bị giảm trí bẩm sinh, do không rèn luyện, do tuổi tác..., hoặc bị suy giảm trí nhớ sau những lần tai nạn, trị liệu…Tôi cũng thế sau ngày bị té gãy tay, và tai nạn giao thông trí nhớ tôi giảm đi một ít.(nhưng nếu chăm rèn luyện thì ta sẽ có trí nhớ tốt hơn hiện trạng ban đầu) Bạn có bao giờ thử hỏi mình như thế nào khi ta 2,3 tuổi không. Chắc khó mà nhớ (bởi ta còn quá bé). Cũng như 1 người bị bẩm sinh kém trí thì không nhớ nhiều được vậy. Muốn nhớ, thì ta có thể lưu trử điều muốn nhớ vào một thứ gì đó khác với bộ não mà ta có thể tái hiện lại sau đó nhiều lần, mà chính ta là người quyết định như: Lưu trử kỷ vật của người bạn thân vào học tủ nơi ta làm việc, ghi công thức vào tấm card mà ta có thể xem bất cứ nơi đâu, lưu trử hình ảnh nơi ta đi viếng thăm bằng cách chụp ảnh, ghi hình… Mặt khác, trong cuộc sống những thứ ta cần nhớ đâu phải lúc nào cũng xuất hiện nhiều lần cho ta nhớ. Có thứ nó chỉ xảy ra nột lần trong đời mà ta vô tình không nắm lấy, hoặc không kịp nắm lấy mà ghi nhớ, đến khi cần chúng thì lại tiếc, lại hối hận. Vậy thì hãy biết nắm lấy cơ hội và tự tạo thói quen ghi nhớ, tái hiện lại trong mỗi chúng ta.

Thoạt nhiên, không phải thứ gì chúng ta cũng phải ghi nhớ, chúng ta cũng phải biết quên những gì ta “cần phải quên”. Ta hay có thói quen để những gì muốn quên in sâu và đậm trong tâm trí ta nhiều hơn vì nhiều lẽ; Cốt lõi là tại ta thường nhắc đi, nhắc lại, hoặc nghĩ ngợi, lo lắng quá nhiều về cái muốn quên. Ta sợ ai thì rất hay nghĩ nhiều về người ấy, đi đâu làm gì ta cũng thấy bóng dáng người ấy làm ta rùng mình; ta sợ ma và ta luôn cho ma có thật trên đời, dù chưa một lần nhìn thấy cũng làm ta toát mồ hôi lạnh; một người khiếm khuyết, tật nguyền cứ lo nghĩ mãi mình là một người không lành lặn rồi buồn, rồi tủi…Nhớ hay quên là chính ở nơi ta. Nếu ta bình tĩnh thì ta không phải bị ám ảnh những cái xấu, lỗi lầm của người từng hại ta (dù người nầy đã cải thiện); nếu ta hít sâu, thở kỹ suy xét chính xác thì ta sẽ không còn lo sợ cõi trần nầy có ma; người tật nguyền kia nếu biết chấp nhận số phận mà vươn lên thì sẽ không mang nỗi đau thể xác mãi được. Hãy sống lạc quan, thay đổi cái muốn quên đi, coi mọi thứ ta muốn quên nhẹ tựa lông hồng thì nó sẽ tự biến mất thôi. Một khi ta không thay đổi được những gì ta muốn mình quên thì ta phải biết cách chấp nhận sự thật bấy giờ tâm trạng ta sẽ biến chuyển từ xấu, tiêu cực sang tốt đẹp, tích cực thôi. Đôi lúc chính trong cái ta cần ghi nhớ thì ta lại quên là do ở chính ta, ta bướng bĩnh không nghe lời mẹ nên bị sói ăn thịt, vì ta đãng trí, lơ là bài vở nên bị zero môn toán, ta cứng đầu không nghe bố, mẹ dạy bảo nên gặp rất nhiều vấp ngã làm ta đau điến trong cuộc sống…vậy thì hãy xem những thứ ấy như một thú vui, giảm bớt căng thẳng, nặng nề, giải tỏa tâm lý, cho rằng nó thật thú vị thì ta sẽ nhớ dễ dàng thôi.

Cuộc sống là thế , có nhiều thứ cho ta nhớ và quên. Nhưng nhớ dai, sâu và quên mau hay chậm là tùy thuộc vào thái độ sống của mỗi cá nhân đó.
                  
                    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.