Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Ma Ám

 Từ sau sự cố thai chết lưu, và mất nhiều máu cô gái trẻ Thảo lúc tỉnh, lúc mê, khi bình thường lúc thì như điên dại. Thành chồng của Thảo, vì đời sống tâm lí của vợ không bình thường cộng với áp lực từ công việc, lẫn những định kiến trong mối quan hệ “mẹ chồng – nàng dâu” khiến anh từ một người đàn ông hạnh phúc, thành đạt, dần trở thành kẻ luôn sống trong hoang mang, lo sợ. Và ngôi nhà mà cặp vợ chồng trẻ đang ở dần có nhiều biến đổi, khi cả hai đều xuất hiện những cảm giác lạ. Những cảm giác lạ ấy,  khiến đời sống vợ chồng Thảo rơi vào bi kịch, mà đỉnh điểm là cảnh Thảo cầm rìu rượt chém chồng của mình làm anh đứt lìa cả ba ngón tay.


 Phim đã thực sự hù dọa được khán giả ngay từ đầu với máu me vung vãi khắp nhà và ở nơi Thảo đang “vượt cạn”cùng  những âm thanh, hình ảnh kinh hoàng xuất hiện bất ngờ từ những ám ảnh trong vô thức của vợ chồng Thảo. Một gương mặt phờ phệt trắng bệt, một ánh mắt đờ đẩn, đỏ hoe, sưng húp, vô hồn trong tạo hình của Ngô Thanh Vân đôi khi cũng làm khán giả khiếp sợ.
 Nhưng “Ngôi Nhà Trong Hẻm” lại khiến nhiều khán giả yêu phim, nghiện phim thất vọng vì chứa quá nhiều sạn. Cảnh người vợ rên la,  quặn đau vì sinh khó kéo dài lê thê không cần thiết. Bên cạnh đó người vợ bị băng huyết quá nhiều đến nổi máu văng tứ tung khắp nhà là một chi tiết chưa thật sự hơp lý .


 Lấy tựa phim là “Ngôi Nhà Trong Hẻm” nhưng khán giả lại chẳng thấy cái hẻm nào hết chỉ toàn thấy ngôi nhà đậm chất cổ điển của Pháp với những mảng màu sáng tối, những bụi tre đầy vẻ u ám, lạnh lẻo được trồng phía trước sân. Có chăng, khán giả chỉ thấy ngôi nhà mà Thảo và Thành ở nằm đâu đó ở mặt tiền Sài Gòn, có điều kiến trúc của nó lại khá khác biệt so với những ngôi nhà còn lại trong khu phố.


 Chiếc quan tài đựng hài cốt của đứa trẻ được Thảo và Thành để ở đầu giường phòng ngủ suốt gần 3 tháng trời ấy vậy mà chúng không hôi, không bị bốc mùi hay bị phân hủy gì cả. Chiếc quan tài vẫn sạch sẽ, thơm tho đến lạ. Còn khi chiếc quan tài ấy bị rơi từ lầu xuống trệt vậy mà nắp quan tài vẫn đóng, hài cốt vẫn không bị văng ra thật lạ. Ngoài ra, bối cảnh phim không thật sự tốt đến nổi khi nghe Thảo bảo là phải đem hài cốt con mình đi chôn ở phía sau nhà thì khán giả lại giật mình thắc mắc: ủa phía sau nhà cô ấy có bãi đất trống ư?


 Bộ phim có lồng ghép công việc của Thành là giám đốc của một nhà máy, nhưng khán giả lại chẳng biết nhà máy của anh sản xuất ra cái gì? Sản phẩm là gì?. Không chỉ có vậy, mâu thuẩn giữa công nhân và giám đốc xảy ra ồ ạc rồi đến cuối phim lại không được giải quyết. Chi tiết này có cũng bằng thừa. Rồi, người mẹ cứ bay ra bay vào Sài Gòn, Hà Nội chóp nhoáng đến chóng mặt. (Người mẹ này có sức khỏe quá tốt, lại dư tiền nữa chứ), đi mà chẳng có lý do rõ ràng.


 Lời thoại của phim quá nhàm chán, nghèo nàng, sáo rỗng, ngô nghê, đôi khi chẳng ăn nhập gì với phim, thiếu sự chặc chẽ, lập đi lập lại quá nhiều. Nó chỉ là những lời đối đáp bình dị hằng ngày. Những cảnh quay về công việc thường ngày thiếu sức hút và điểm nhấn, nhất là cảnh cô nàng Thảo trồng cây, thay vì đơn giản trồng cây thì nhấn vào đó xem cây non như một mầm sự sống cùng với ánh mắt đầy biểu cảm của Thảo.
 Những cảnh quay rời rạc, thiếu liên kết, kết phim hụt hẫng tạo cảm giác khó chịu nơi người xem, mặc cho những nổi ám ảnh của vợ chồng Thảo đã có câu trả lời.
 Bài hát cuối phim không liên quan gì đến nội dung, cũng không man yếu tố kinh dị như khán giả mong đợi.
 Bù lại, với diễn xuất khá đạt của hai diễn viên gạo cội: Ngô Thanh Vân, Trần Bảo Sơn cũng đủ hấp dẫn để khán giả ùn ùn kéo đến rạp dù được công chiếu ngay ngày lễ tình nhân 14.02.12.


Đạo diễn Việt Kiều Lê Văn Kiệt (Phim đã làm tại Việt Nam: bẫy cấp ba & ngôi nhà trong hẻm) 
* Ghi chú: Ngôi nhà mà đạo diễn Lê Văn Kiệt dùng để quay phim là có thật tại Sài gòn đấy nhá.
Tìm hiểu thêm về "Ngôi Nhà Trong Hẻm" xem thêm Tại Đây

1 nhận xét:

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.