Những tựa đề bài viết gây tò mò cho người đọc xuất hiện trên
các báo ngày nay là điều dễ hiểu (để đọc giả chú ý hơn một chút), tuy nhiên nội dung bài viết phía dưới phải khớp
và làm cho tiêu đề trở nên sáng hơn, có nghĩa hơn. “Nhạc teen bị thả nổi với nhiều chiêu gây sốc bệnh hoạn” trên Dân Trí đập vào mắt mình, cái tên hay, gây được sự chú ý nhất định. Theo
như cái tựa ở trên, bạn nghĩ là bài viết sẽ viết gì, đương nhiên là bàn về các
sáng tác “rởm” dành cho lứa tuổi teen (tuổi mới lớn từ 13-19 tuổi) và những trò
câu khách lố lăng không phù hợp với các cô cậu ca sĩ, nhạc sĩ là thần tượng
của nhiều teen. Thế nhưng, nội dung bài viết lại
chệt đi một hướng khác đó chính là xu hướng cảm thụ nghệ thuật của các ca sĩ, nhạc
sĩ trẻ trong các tác phẩm âm nhạc, cái nhìn của giới chuyên môn. Vậy chữ teen
biến đi đâu mất tâm rồi.
Một tờ báo tin tức hằng ngày hàng đầu Việt Nam được giới chuyên môn
đánh giá cao như Thanh Niên, thậm chí nhiều năm trước đây tờ báo này được xem như là một sản phẩm "báo chí" chính thống, đáng tin cậy. Vài năm gần đây
(2011-2012) mục văn nghệ trên thanh niên rất ít, thậm chí có chất lượng không
cao, xen vào đấy quá nhiều “cải” mà điển hình như việc đưa thông tin về đám cưới của ca sĩ Đoan Trang, hay như Anne Hathaway trải lòng về sự cố “quên quần lót” đăng
ngày 13.12.12,.... Một tờ báo lớn ư? Một tờ báo đán tin cậy ư? Một tờ báo chính thống?
những thông tin soi mói đời tư, sự cố đáng tiếc trên sàn diễn của sao có đáng
được quan tâm nếu bạn là đọc giả có ý thức. Những thông tin này có lợi gì cho đọc
giả?.
Những tờ báo hằng ngày, việc đưa thông tin “nhảm”,
thông tin sai lệch (đương nhiên sau đó phải đính chính, hoặc xóa hẳn bài) là điều
hết sức bình thường vì không phải ngày nào cũng có sự kiện, cũng có tin tức
đâu.
Tại Việt Nam chưa có sự phân loại đâu là báo lá cải,
đâu là báo chính thống, cho nên tin tức cứ thế mà dồn dập đổ đến cho đọc giả hằng ngày. Nhưng trên hết là: bạn phải tự bảo vệ mình trước hàng tá thông tin vô bổ, biết chọn lọc thông
tin để tiếp nhận, vì nếu không như vậy, bạn sẽ tự làm “hư” văn hóa đọc của
chính mình.
Đúng quá Mèo ạ. Bây giờ những tờ báo đã đánh mất phân định đâu là chính thống đâu là lá cải rồi, mọi người chỉ làm mọi cách để câu được bạn đọc mà thôi.Chiều vui nhiều Mèo nhé !
Trả lờiXóaChiều nhiều niềm vui Lão nhá.
XóaMấ cái bài xã hội của Lão hay phết đấy.
Quá hữu ích, đọc mà giật cả mình.
Cám ơn Lão đã ghé thăm rất nhiều.
@meocon ý bạn nói là bài viết hay là cái template của mình? Bài viết thì mình ghi rọ là td Nguyễn Ngọc Tư, còn cái template này mình thiết kế trăm phần trăm nha...! blogger sầu riêng là blog nào? ban có thể cho mình link blog hok?
Trả lờiXóabiệt danh Sầu Riêng chính là nhà văn nữ Nguey64n Ngọc Tư đấy bạn à, ngây thơ thế ta.
XóaChị ấy có trang bên này đấy và bài bạn đăng chính là bài viết mới nhất của chị ất trên trang cá nhân.
Chúc bạn luôn vui, vào blog của chị Tư đi, kết bạn rồi theo dõi những bài viết mới.
Mình thích văn của chị bởi sự chân thật, dung dị và sâu sắc. Lối viết của chị không quá mơ mộng mà trực diện và "hơi khùng" (cái này không phải mình nhận xét đâu nha).
Chúc bạn cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc.
Chú Ninh cùng quan điểm.
Trả lờiXóaCháu yêu Vật Lý và thích những nhà giáo dạy Toán , Lý và Văn lắm. Ngày xưa, cháu cũng đã từng rất yêu quý môt thầy giáo dạy V.Lý.
XóaChúc chú và gia đình cuối tuần an lành.