Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Nhạc kịch liệu có quá mới?

  Với nhiều người không hiểu hoặc chẳng biết gì về “nhạc kịch” thì chắc chắn “những người khốn khổ” sẽ làm khó họ và thậm chí có thể bỏ ra khỏi rạp đi về mà không cần coi cho hết. Diễn xuất cực đỉnh của diễn viên từ ánh mắt cử chỉ hành động và diễn biến nội tâm đau đớn đầy dồn nén của những tầng lớp thấp cổ bé họng của xã hội Pháp thế kỷ thứ 19. Phim đôi chổ có xen vào những câu thoại rất đơn giản. Phần lớn còn lại là dùng âm nhạc để trò chuyện, thậm chí là để bày tỏ những xúc cảm bên trong  tâm hồn hay những nỗi niềm sâu kín. Góc máy quay rất tốt đơn giản và có chiếu sâu, màu sắc của phim hoài cổ tạo cảm giác xưa cũ. Không chỉ có thế, diễn viên đã hy phải sinh rất nhiều thứ để có thể tạo  được sức hút và sự thành công của nhân vật. Nữ diễn viên Anne Hathawa trong vai Fantine đã phải giảm trọng lượng cơ thể đi 10kg và hóa trang xấu xí để hoàn thành tốt vai diễn. Những nổi đau, sự hy sinh không màng đến tánh mạng của một người mẹ dành cho đứa con gái của mình cùng với diễn xuất tinh tế, một giọng hát đầy nội lực của Anne đã khiến tôi bật khóc ngon lành (nhất là nổi đau khi Fantine làm nô lệ tình dục hay cảnh cô bán đi mái tóc dài và đẹp của mình).
 Hugh Jackman xuất thân là một diễn viên kịch Broadway nên vai Jean Valjean dường như không làm khó cho anh. Vai diễn của anh xuất hiện hầu hết các cảnh quay trong phim, tuy nhiên có những lúc anh cố gắng hòa hợp giữa giọng hát, xúc cảm và diễn xuất nên có phần gượng ép.
 Amanda Seyfried vào vai  Cosette khi lớn chinh phục tôi với vẻ đẹp ngây thơ, thiên thần và có một giọng hát nhẹ nhàng, trong sáng như ru lòng người. Cô đã thật sự bức phá, tỏa sáng chính mình trong bộ phim này.


 Phim là những nỗi đau của những người nghèo khó. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nhân vật mang đế những tiếng cười ý nghĩa cho người xem.
 Xem bộ phim này khiến tôi có liên tưởng đến một loại hình ca kịch truyền thống của người dân Nam Bộ Việt Nam chính là: Cải Lương. Cài Lương cũng có những nét rất giống với nhạc kịch ở điểm là dùng âm nhạc để nói, dùng âm nhạc để thể hiệm cảm xúc mà nhều loại hình nghệ thuật khác không thể có được. Nếu ai không thích cải lương, không yêu cải lương thì sẽ không thể nào xem nổi hiểu nổi chúng. Đại loại như: sắp chết đến nơi rồi mà vẫn còn ca chi một hơi dài thòn như thế, thật không thực tế chút nào. Nhạc Kịch cũng thế, nếu đã không hiểu không yêu thì chẳng thể nào thưởng thức nổi. Còn đã thích, đã yêu thì sẽ thấy chúng rất thú vị.
 Khi xem “những người khốn khổ” tôi có một cảm giác các diễn viên hát rất thật, từ khẩu hình miệng đến cách lấy hơi nhã chữ. Và sau khi đọc thông tin phim trên mạng, đúng là vậy. Tất cả các diễn viên trong phim đều hát và thu âm trực tiếp, cho nên đòi hỏi sự làm việc nghiêm túc và một sức khỏe tốt. "Những người khốn khổ" rất khác với nhiều bộ phim ca nhạc như: Mamma Mia!, High School Musical, Glee,… vì phần nhạc không được thu âm riêng tại studio và thoại bằng âm nhạc rất nhiều.
 Một tác phẩm điện ảnh xuất sắc rất đáng để thưởng thức. Phim được phát hành  trong năm 2012 khởi chiếu ngày 11.01.13.


Thông tin Phim
Đạo diễn   Tom Hooper
Sản xuất   Tim Bevan
Eric Fellner
Debra Hayward
Cameron Mackintosh
Kịch bản   William Nicholson
Alain Boublil
Claude-Michel Schönberg
Herbert Kretzmer
Diễn viên  Hugh Jackman
Russell Crowe
Anne Hathaway
Amanda Seyfried
Eddie Redmayne
Helena Bonham Carter
Sacha Baron Cohen
Âm nhạc   Claude-Michel Schönberg
Hãng         Universal Pictures
Quốc gia   Anh
Ngôn ngữ Tiếng Anh phụ đề tiếng Việt
Bạn xem phim Tại Đây. (bản không chính thức nên xấu)
Lắng nghe ca khúc: I Dreamed A Dream do diễn viên, ca sĩ: Anne Hathaway trình bày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.