Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Có nên chăng...?

Tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến nhất trên toàn thế giới và hầu hết người trí thức Việt Nam nào cũng đều biết đến. Tuy nhiên, sử dụng tiếng Anh không đúng nơi, đúng lúc dẫn đến những hiểu lầm chẳng thể ngờ được.
Trưa 23.03 tại cụm rạp BHD, có dòng thông báo bị chèn một từ tiếng Anh khiến nhiều người giật mình, chẳng hiểu nổi, kèm theo đó là cảm giác khó chịu. Khó chịu vì từ “Survey” dịch ra tiếng Việt thì rất nhiều nghĩa như: Sự đo đạc, cái nhìn tổng quát, sự nghiên cứu, sự đo đạc địa hình, bản đồ địa hình, sự khảo sát, sự điều tra,… Nhưng cái mà người viết thông báo muốn nói tới lại là: tờ giấy thăm dò ý kiến khách hàng. Thật bó tay.
 Một tờ tạp chí, bài viết toàn tiếng Việt, tự dưng chèn một từ tiếng Anh “Apply”. Nếu bỏ từ “Apply” thay thế bằng từ tiếng Việt thì nghĩa sẽ hay hơn thuần Việt hơn đó là: Trang điểm. Trong khi “Apply” trong tiếng Anh có nghĩa là: Ứng dụng, áp dụng, đặt hoặc phết cái gì đó vào cái gì đó,…. Cái này quá lạm dụng tiếng Anh thái quá.


 Thử hỏi, nếu từ Tiếng Việt đặc biệt không thể dịch mà bị dịch sai (Ví dụ từ Áo Dài, tiếng Anh là: Ao Dai, nếu dịch sai đại loại như: “Long Dress” không để nguyên gốc), bạn là người Việt bạn có cảm nghĩ gì?. Tương tự như thế trong trường hợp ngược lại.
 Nhiều website (từ thông dụng - không nên dịch) giải trí thiếu tôn trọng khán giả, nhà sản xuất khi nhiều bộ phim nước ngoài có cái tựa Tiếng Việt bị dịch sai hoàn toàn so với nội dung (khi dịch tên phim nên theo nội dung thay vì dịch sát nghĩa gốc). Thậm chí, một số website còn không cho biết tên gốc của phim, tên quốc gia sản xuất, tên hãng sản xuất, tên hãng phát hành. Thật tình mà nói, có nhiều bộ phim, đọc tên tiếng Việt rất châu Á mà lại do Mỹ sản xuất hay một số nước châu Âu sản xuất. Quốc gia, hãng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng phim, và nó còn phản ánh văn hóa, cái nhìn của người làm phim. Cụ thể và điển hình như: phim hoạt hình của hãng Dreamworks mang nhiều yếu tố giải trí thỏa mãn phần nhìn, phần nghe, một số ít mang tính nhân văn, với phim họat hình của hãng Disney ngoài yếu tố giải trí ra còn chứa đựng nhiều yếu tố nhân văn sâu sắc,…. Bên cạnh đó, nếu như phim tình cảm của Mỹ khai thác yếu tố sex là chủ đạo, thì phim tình cảm châu Á lại khai thác nhiều vào tình yêu sâu sắc, nồng nàn, có vài bộ phim mang tính dục cảm tuy nhiên không bạo như của Mỹ nơi tình yêu thoáng và cởi mở,...
Thậm chí, buồn cười nhất là bữa nọ tôi gọi điện hỏi tổng đài (08) 1080 về lịch chiếu phim: Mỹ Nhân Kế cho một người bạn, chị tổng đài viên cho hay “Mỹ Nhân Kế” là phim Mỹ. Thật chạnh lòng làm sao. Và đôi khi, rủ bạn bè người thân đi xem phim giải trí mà nói tên tiếng Việt của những bộ phim nước ngoài, nhiều người thốt lên rằng: ủa phim Việt Nam à.
 Bạn thử đặt mình vào tư thế của một người chưa coi thông tin phim mà nghe đến cái tên tiếng Việt: Bầu Trời Đen. Đố bạn biết phim này của nước nào, hãng nào, có khi còn nhầm với phim kinh dị Việt Nam hay phim chiến tranh Việt Nam nữa ấy chứ.
Tôi đánh giá cao, cách thiết kế website cũng như thông tin phim của các rạp lớn ngoài Hà Nội.



 Riêng Lottecinema thiết kế website mầu mè, nặng, tải dữ liệu rất lâu và thông tin phim lại quá ít. (bạn xem website Tại Đây)
Cụm rạp lớn như Megastar mà cũng chỉ có vài dòng thông tin phim ngắn ngủn.
Trong Nam, tôi thích thiết kế website của cụm rạp Galaxycine (Thiên Ngân) vừa trẻ trung, gọn, ứng dụng “flash” (Không thể dịch cho chính xác) phù hợp và tải dữ liệu khá nhanh.


SaiGonMedia
CineBox
 Còn bạn bạn thấy thế nào khi tiếng Anh bị lạm dụng quá nhiều như hiện nay. Có cần thiết trả lại sự trong sáng của tiếng Việt hay không?
 Với riêng tôi, tôi nghĩ là rất cần.

2 nhận xét:

  1. RẤT cần thiết trả lại sự trong sáng của tiếng Việt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cháu nhất trí với cô.
      Cháu chúc cô tuần mới nhiều niềm vui mới, nhiều hạnh ohúc mới.

      Xóa

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.