Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Nhớ hình ảnh xưa

 Xem bức hình đăng trên một cuốn tạp chí bỗng dưng cảm thấy lòng mình lắng xuống và nghĩ: kiến trúc Việt cũng có nét đẹp và sức hấp dẫn riêng.
 Những căn nhà hiện đại hầu như không sử dụng cửa sổ mở quay, thậm chí ngay cả khi nhà có những khoảng không gian rộng có thể sử dụng được. Thật ra, loại cửa sổ nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm, cửa sổ mở quay cũng thế.
 Ưu điểm của cửa sổ mở quay: có thể đón gió và nắng vào không gian sống rất nhiều, có thể sử dụng vật liệu gỗ hay nhôm đều được. Nhược điểm của cửa sổ mở quay: chống mưa tạt kém, cánh cửa dễ bị va đập khi có gió mạnh, độ an toàn kém (nếu đi ra ngoài quên đóng). Để hạn chế cánh cửa bị va đập tốt nhất là khi mở nên mở hết cánh vào tường (1800) và cài chốt, nên sử dụng kính hộp cường lực để tránh tình trạng kính bị bể. Bên cạnh đó, hệ khung hơi năng một chút cũng giúp cánh cửa ít bị va đập khi có gió thổi mạnh.
 Để an toàn, khi đi ra ngoài nhớ đóng cửa sổ lại.  Để tránh mưa tạt, khi trời mưa nhớ đóng cửa hoặc sử dụng ô văng trên cửa hoặc có sàn hay mái tầng trên che hoặc làm khung che mưa, nắng lợp bằng vật liệu nhẹ…(Kết cấu che phía trên cửa sổ thích hợp cho những khi mưa nhẹ không nặng hạt mà vẫn muốn mở cửa cho thoáng, còn khi mưa lớn đương nhiên là phải đóng cửa).
 Xem MV “ngày không mưa” tôi thích căn nhà của "cô Bống" quá, một căn nhà đẹp, một căn nhà xanh,  một căn nhà đậm chất Việt.

Ảnh lấy từ MV
 Cửa sổ mở quay chỉ nên có từ một đến hai cánh, dưới đây là một vài kích thước cửa sổ mở quay thông dụng.
Kích thước cửa sổ mở quay vào trong
(nguồn từ nhà cung cấp cửa Eurowindow)

Kích thước cửa sổ mở quay ra ngoài
(nguồn từ nhà cung cấp cửa Eurowindow)
---------------------------------------------
 Biết là có quy định về chiều rộng, chiều dài, chiều cao bậc cấp (3 bậc gọi là tam cấp) và cầu thang, vậy mà, khi thiết kế những chi tiết có giậc bậc lại chọn chiều rộng bậc cấp là 200 là không phù hợp, điển hình như thiết kế bậc cấp sân khấu hội trường, bậc cấp bục giảng.
 Có cái này tôi muốn chia sẻ, vì thấy nó không hợp lý khi thiết kế chổ ngồi cho giáo viên, giảng viên trên bục giảng. Theo tôi biết thì kích thước bàn giáo viên rộng 600mm dài 1200mm cao 750mm đến 900mm, nếu thêm ghế thì ghế có kích thước vuông hay chữ nhật rộng từ 400mm trở lên. Nếu thiết kế chổ ngồi cho giáo viên, giảng viên kích thước chiều rộng và dài (kích thước thoải mái để đặt bàn ghế và thông thủy) là: rông tối thiểu: 1200mm và dài tối thiểu: 1400mm. Tôi nghĩ nếu chiều dài và chiều rộng nhỏ hơn 1200mmx1400mm chắc là không hợp lý rồi.
Bàn ghế giáo viên, giảng viên
(nguồn: nội thất Hòa Phát)
 Thôi, xem hình ảnh là hiểu ra là tôi muốn đề cập đến gì ngay.









6 nhận xét:

  1. Anh xem mà chưa hiểu sâu lắm có lẽ không chuyên, chủ nhật thanh thản MeoCon nhé!

    Trả lờiXóa
  2. Độ dốc bậc cấp hay góc nghiêng 45 độ chẳng ai mà sử dụng.
    Chiều rộng bậc cấp là 200mm là quá nhỏ không đúng chuẩn.
    Nếu chiều cao tầng cao và bề rộng nhà hẹp có thể thiết kế cầu thang nhiều vế hoặc cầu thang bẻ gốc. Chú ý góc bẻ của cầu thang không được đối diện hay đâm ra cửa cái (cửa chính).
    Em chúc anh ngày Chúa Nhật bình an, thanh thản.

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn meocon về những thông tin này nhé.

    Trả lờiXóa
  4. Cháu cám ơn cô nhiều lắm.
    Cháu chúc cô tối thứ Năm nhiều niềm vui.

    Trả lờiXóa
  5. mình xem k hieur mèo con quảng cáo thì phải

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải quảng cáo mà là nhắc nhở các nhà thiết kế, nhiều khi quên đấy.
      Tôi cám ơn bạn đã ghé thăm.

      Xóa

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.