Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Sao chép có nên?

 Là một diễn viên độc thoại, "Dưa Leo" có thể nói và nói rất nhiều thứ trong đời sống xã hội để làm phong phú thêm cho các Video của mình. Video Dưa Leo talk 47, diễn viên độc thoại có so sánh hệ thống giáo dục như căn nhà mục nát, hư hỏng nặng phần móng, để rồi sau đó anh đưa ra quan điểm của mình là nên đập nhà xây lại căn nhà mới, chứ không chỉ là thay cánh cửa, sơn sửa mới.
 Điều đáng nói ở đây là: căn nhà mới ấy coppy (sao chép) lại kiến trúc của các nước lớn. Nghe mà bức xúc ghê, điều anh nói đã lạc hướng, lạc điều muốn nói.
 Những điều anh nói đã chạm đến nghề nghiệp, mà ở đó cần lắm sự sáng tạo ra những công trình, những căn nhà phù hợp với khí hậu môi trường Việt Nam thay vì chỉ đi sao chép kiến trúc của các nước trên thế giới.
 Thử nghĩ, nếu ở miền Tây xây một căn nhà, mà chủ gia cũng chẳng biết là sao chép của nước nào thì quả là một sự lập dị. Không chỉ có thế, bản sắc văn hóa bị đánh mất, và kiến trúc không phù hợp với khí hậu, điều kiện sẵn có tại địa phương (Thổ nhưỡng, Vật liệu địa phương,...). Và thử nghĩ đi: Ở đâu cũng có một kiểu nhà giống nhau đến phát chán thì sao?
 Tôi mong là các Video sau anh sẽ không "Nói dai nói dài nói dại" nữa. Thử xem Trung Quốc kìa, một nước có nền văn hóa, kiến trúc ảnh hưởng đến nhiều nước Châu Á, vậy mà cũng bị tố ăn cắp ý tưởng kiến trúc, mà gần đây nhất là vụ: kiến trúc sư nổi tiếng người Anh Anish Kapoor đã cáo buộc người Trung Quốc sao chép nguyên xi công trình kiến trúc “hạt đậu” của ông đã có tại Chicago (Mỹ) từ năm 2006.
 Đọc trên tuổi trẻ online tại đây. Nói thật, coppy ăn cắp ý tưởng kiến trúc là một điều không mấy hay ho đâu.
 Còn các kiểu dáng, hình khối cơ bản trong kiến trúc thì chúng ta vô tư sử dụng một cách sáng tạo.
Dưa Leo
 Xem bạn xem toàn bộ Video Dưa Leo talk 47 "Cộng điểm thi đại học, vấn đề ở đâu?"


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.