Bài được xem nhiều trong tuần qua

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Cây "ngô đồng".

 Bài dân ca Nam Bộ “Lý chiều chiều” chắc chắn đã quá quen thuộc với nhiều người yêu nhạc dân tộc đặc biệt là dân ca. Lời ca khúc rất ngắn gọn như sau:
“Chiều chiều ra đứng Tây lầu Tây
Tây lầu Tây, thấy cô tang tình gánh nước
tưới cây tưới cây ngô đồng
Xui ai xui trong lòng, trong lòng tôi thương
Thương cô tưới cây ngô đồng”
Bản ký âm ca khúc "Lý chiều chiều"
  Bài hát này có nhắc đến hình ảnh của cây “ngô đồng”. Vậy cây “ngô đồng” là gì? Với dân miền Nam trái ngô được gọi là trái bắp. Thật ra, cây “ngô đồng” là môt loại cây có lá như lá “phong”, dáng cao to thường được trồng ở nơi quyền quý, ngày nay loại cây này được tìm thấy trong các cung đình thời Nguyễn ở Huế.
 Bài hát là nỗi lòng của một đấng nam nhi nhà quyền quý, sang trọng đang đứng trên Lầu Tây và hướng về phía mặt trời lặn vào buổi xế chiều với một tâm trạng đầy khắc khoải, thương cảm. Đây là sự quan tâm của tầng lớp thượng lưu dành cho những người lao động nghèo tầng lớp hạ lưu. Từ “thương” không phải là “yêu”. Có nhiều người nghĩ rằng “thương” là một cảm xúc cao hơn “yêu” hay “thương” cũng chính là “yêu” theo cách gọi của người miền Nam. Nhưng không, “thương” khác với “yêu”, bởi “thương” không chỉ là tình cảm mà còn gắn với trách nhiệm của người “thương” với người được “thương”, cha mẹ “thương” con cái, vợ chồng “thương” nhau,… Còn “yêu” là cảm xúc muốn được gần gũi, muốn chạm, muốn chiếm cảm tình của người khác. Cho nên, đôi lứa “yêu” nhau chưa chắc đã “thương” nhau.
 Bởi vậy, bài hát chính là tâm sự của một chàng trai với trách nhiệm mong muốn mình phải làm sao đấy để giúp cô gái kia thoát khỏi cảnh khổ cực. Không chỉ đơn thuần là tình cảm Nam Nữ mà cao quý hơn là nỗi lòng của tầng lớp thượng lưu dành cho những người thấp cổ bé họng trong chế độ cũ của xã hội đương thời, thường bị ngăn cấm gắc gao (người giàu có địa vị xã hội phải cưới kẻ ngang tầm hoặc hơn chứ không lấy kẻ thấp hơn mình).
 Bái hát “Lý chiều chiều” đã được nhiều nhạc sĩ viết lời mới, cải biên cho hay hơn, nhiều câu hơn. Tuy nhiên, bản gốc lại rất ngắn gọn, trữ tình, đơn giản từ ca từ đến giai điệu là một nét đặc trưng của dân ca Nam Bộ. Có rất nhiều ca sĩ thể hiện thành công ca khúc này, vì đây là tâm sự của một Nam nhân cho nên ca sĩ nam thể hiện sẽ hay hơn, có hồn hơn và mượt hơn nhiều.
 Vì không tìm được ca sĩ nam miền Nam nào hát ca khúc “lý chiều chiều” nên tôi chọn tạm ca sĩ Quang Linh hát (anh là người gốc Huế). Đa phần ca sĩ thể hiện “lý chiều chiều” lại là nữ.
 Lắng nghe ca khúc “Lý chiều chiều".

 Đây là những ghi chép của Tôi sau khi đọc được rất nhiều kiến thức xoay quanh ca khúc “Lý chiều chiếu” vào một dịp tình cờ.

12 nhận xét:

  1. chị ghé thăm em chúc em ngày lễ tinh nhân tràn đầy hạnh phúc !

    Trả lờiXóa
  2. Hihi gà lại có một phát hiện mới về mèo nè. Mèo làm một nhà bình loạn văn chương ha . Sang nhà mèo va linh tinh một chút. Chúc mèo luôn có một ng để thương và yêu nha. Gà lượn đê. Icon cười nhe răng.hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm cám ơn gà nhiều lắm.

      Xóa
    2. Mèo hổng sang gà va lung tung. Huhu. Icon xị mặt với bứt tóc.

      Xóa
  3. Pé sang chúc tết anh muộn quá...pé chúc anh cùng gia quyến luôn bình anh , hạnh phúc anh nhé. HIh em thích bài hát này lắm...nó hơi buồn một chút nhưng thấy anh phân tích ở trên em mới hiểu sâu xa bài hát này. Chúc anh luôn vui nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Pé nhiều, chúc Pé luôn vui và hạnh phúc.

      Xóa
  4. Bài viết tốt lắm! Chúc ngủ ngon nhé!

    Trả lờiXóa
  5. Sao tác giả không viết hình ảnh cây xoài, cây vú sửa, cấy ổi... mà đem cây Ngô đồng ra để làm câu hát, phải chăng hàm ý về cây NĐ có gì đặc biệt mà bạn chưa phân tích rõ, đây cũng là mấu chốt của ý nghĩa bài hát.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài đã nhắc rồi abjn ạ. Chúc bạn thứ Ba vui vẻ. Cây ngô đồng ngày xưa là loài cây "vương giả chi hoa".

      Xóa
  6. Toi lại có ý kiến khác về bài hát lý chiều chiều: ngày xưa ở Trung Quốc , khi gia đình sinh con gái, người cha sẽ trồng cây Ngô đồng, mong rằng khi cây lớn, nở hoa, con gái mình sẽ đi lấy chồng. Cô gái có lẽ đã thương nhớ ai đó, nên chăm tưới cây, để cây mau trổ hoa, để được lấy người mình thương

    Trả lờiXóa

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.