Thứ Tư, 13 tháng 5, 2009

Thẩm mỹ

Có nhiều khi tôi cảm thấy buồn, lẻ loi giữa thế giới trẻ này khi mà “thẩm mỹ” trong  cảm thụ nghệ thuật đang bị thoái hóa dần, mai một dần. Tôi nghe một ca khúc nào đó, thì bạn bè, những người xung quanh nói ôi sao dỡ thế, không hay, “sến” thế. Tôi đọc một cuốn sách mà tôi cho là hay thì có người bảo sao chán thế, có gì đâu mà cũng đọc…thú thật tôi không phải là người am tường về nghệ thuật. Nhưng một khi chọn một lọai hình văn hóa, nghệ thuật nào đó để thưởng thức thì tôi rất kĩ tính với chính mình. Nghe nhạc, đọc sách, xem phim, hay… tôi luôn chọn các tác phẩm có giai điệu, ca từ hay nội dung truyền tải một ý nghĩa nào đó, có thể nó mang tính thời sự, một triết lý sống, quan niệm sống , cái nhìn của con người về thời đại… dù đó là sản phẩm của một tác giả, đạo diễn nổi tiếng hay là các tác giả, đạo diễn trẻ. Tôi không thích lắm các tác phẩm ủy mị chỉ để nghe và để câu khách, nó chẳng mang một tính nhân văn, không cải thiện cái thẩm mỹ cho người thưởng thức, mà ngược lại nó đưa con người vào trạng thái bi lụy, thiếu sức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Đa phần các sáng tác ấy giống như “mỳ ăn liền” tiện dụng, mau thích, mau chán, mau quên. Nó còn giết chết cảm xúc nghệ thuật của người thưởng thức nó, nó không vạch ra cho con nguời một con đường, lối sống đúng đắn. Tình yêu, một đề tài muôn thuở vậy mà có mấy ai viết về tình yêu hay đâu. Hầu hết các sáng tác được nhiều người yêu thích có nội dung là: thích, yêu, chia tay…. Kèm với cảm xúc vui, say đắm, buồn + tuyệt vọng… vì nó “nhất thời” ca từ, giai điệu hời hợt nên nhanh chóng bị phai mờ theo năm tháng. Khi tôi 13 tuổi cái lứa tuổi mới lớn, tôi thường bị hấp dẫn bởi các nghệ sĩ đẹp trai, xinh gái, các cuốn sách có tranh ảnh đẹp, mà chẳng chú tâm gì về chất lượng nội dung, tính nghệ thuật cả. Khi lớn hơn một chút tôi lại đam mê, yêu thích các tác phẩm mang tích nghệ thuật cao – được giới chuyên môn công nhận. Thưởng thức các tác phẩm ấy không chỉ để giải trí mà nó còn giúp ta sống tích cực hơn, có ích hơn, yêu đời, yêu người nhiều hơn. Sáng tác trẻ không cần phải “bác học” mới nghệ thuật, mà nó cần có nội dung hay mang tính nhân văn, giai điệu tươi sáng, ca từ gần gũi là được… Tác phẩm nào đó ra đời mục đích là để phục vụ công chúng. Nhưng không hẳn tác phẩm nào có lượng công chúng cao đều là tác phẩm có giá trị đâu. Cái hay đâu phải nhìn là thấy mà phải trải nghiệm nhiều lấn, thưởng thức nhiều lần, rồi nó ăn sâu vào tịềm thức, vào đời sống công chúng khi nào không hay. Có thể  do nhận thức non nớt, kiến thức thưởng thức một tác phẩm nào đó còn kém – nên ta thấy nó chán, nó không hay mà thôi. Giới trẻ chúng ta hay lạm dụng từ “sến” , nhạc sến, sách sến, ….. họ bảo các tác phẩm tiền chiến sến, nhạc quê hương sến, trử tình sến, nhạc nghệ thuật “sến”, tác phẩm nghệ thuât sến… Tôi nghĩ nên dùng từ “sến” này đúng lúc, đúng đối tượng… “sến” là cá tác phẩm quê mùa, bi lụy, không mang tính nhân văn mà chỉ mang tính giải trí phục vụ thị hiếu, mới nên gọi “sến”mà thôi. Có thể một tác phẩm nào đó ta thưởng thức một lần chưa hay nhưng thưởng thức nhiều lần rồi tự ta đâm nghiền và ám ảnh mình hòai.  Có thể người nghệ sĩ thể hiện các tác phẩm ấy không có công chúng rộng nhưng chính tài năng, cái hay, cái đẹp làm công chúng tỉnh thức và dần dần bị chinh phục. Tôi không nghĩ những gì mình lựa chọn thưởng thức là sai lầm bởi cái hay, cái tốt vẫn tồn tại còn cái giở cái “thị trường” sẽ dần tan biến theo thời gian, có khi chợt nghe một bài hát cũ, xem lại quyển sách cũ, tác phẩm cũ “thị trường” ít ai nhớ là ai đã trình bài, ai đã sáng tác, và tác phẩm ấy thế nào nữa (dù trước đó người ta rất thích). Có nhiều ngôi sao nổi nhờ lăng xê ngọai hình, hình ảnh mà tài năng nếu chấm thì ở mức trung mà thôi, những ngôi sao ấy chúng tôi gọi là “sao xẹt” chỉ lóe sáng lên rồi vụt tắt trong tít tắc. Người ta nghe nhạc mà cứ bảo ca khúc “dễ nghe”, “khó nghe” tôi nghĩ 1 tác phẩm nghệ thuật chỉ có hay hay là giở chứ làm gì có “khó nghe”, hay “dễ nghe”. Nhiều tác phẩm hay được đông đảo công chúng đón nhận là “dễ nghe” hay “khó nghe” hả? Nhưng dù sao đi nữa các tác phẩm “ăn liền” vẫn tồn tại. Ta là người thưởng thức các tác phẩm ấy thì phải chọn lọc lại, cái gì nên và không nên thưởng thức thế thôi (cho dù sự lựa chọn ấy là dành cho tiểu số).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.