Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010

Cái Tôi Không thích





Một ngày tò mò với cuốn “sợi xích” của Lê Kiều Như. Một cuốn sách gây xôn xao dư luận thời gian gần đây. Nếu được hỏi: bạn xem “sợi xích” vì lý do gì?. Sẽ có nhiều độc giả trả lời rằng: Vì tôi tò mò, vì tôi thích sex là chủ yếu. Mình xem vài chương đầu, cụ thể là chương I, II, III yếu tố sex chưa cao. Nhưng tôi nhận thấy rằng cô nàng Kiều Như có cách viết sách thật lạ làm sao, bố cục quyển sách rời rạc, từ ngữ tủn mủn, bối cảnh viết sách  nhỏ bé, hẹp tí. Đến chương IV,V yếu tố sex được cô nàng đẩy lên đỉnh điểm bằng chứng là sự khát khao làm tình bản năng của cô giáo dạy dương cầm, và cuộc ái ân của vợ chồng Loan. Đọc sách mà tôi cứ ngỡ là mình đang xem phim đen nhưng được đóng bởi những diễn viên không chuyên, xấu xí và thiếu kinh nghiệm, bởi ngôn từ mà cô dùng chưa thuyết phục được độc giả và rất thô thiển. Đọc sách, tôi bị ám ảnh bởi những cảnh phòng the tươi mát hơn là yếu tố nghệ thuật hay tính nhân bản của sách. Một cuốn sách nếu được gọi là tiểu thuyết thì không đúng, còn nếu gọi là truyện thì càng không chính xác. Thôi thì cứ gọi là quyển sách, cuốn sách cho chắc. Tôi nghĩ nếu Kiều Như có chút phần “người” thì chắc không để nhân vật trong truyện sống bản năng như cô đã miêu tả. Nếu cô giáo có đạo đức thì không bao giờ lại quan hệ tình dục với một anh chàng thư sinh một cách bẩn thỉu như trong sách. Không gian, thời gian trong sách mơ hồ, ảo ảo làm người đọc chẳng biết mình đang lạc vào thế giới nào nữa. Những hồi ức của nhân vật chính trong sách được đặt không đúng chổ, chưa thật lôgic. Sách mới chỉ chú trọng phần tả thực hơn là đưa người đọc đến cái chân, thiện, mỹ. “Sợi xích” chưa phải là sách văn học, càng không phải là sách nghệ thuật; vậy mà cuối bìa sách lại để: NXB Hội Nhà Văn là sao? Tại sao NXB này lại có những quyển sách như thế được nhỉ? Một quyển sách theo tôi chính là sự đánh bóng tên tuổi Kiều Như rất rẻ tiền. Cạnh đó những hình ảnh khỏa thân in kèm trong sách dường như muốn tố cáo chính tác giả về cái gọi là đạo đức, hay lương tâm của người viết sách văn học. Đây cũng chính là bài học quí báo cho các tác giả trẻ, những người viết sách nên xem lại chính mình, xem lại lương tâm của người cầm bút trước khi đặt tay viết sách.

Sau khi đọc trọn vẹn Sợi xích, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nhận xét: "Ở góc độ người đọc, tôi thấy Sợi xích chưa phải là sách sex. Đây là cuốn sách bình thường, tác giả viết yếu. Yếu tố sex chưa đậm đặc như nhiều người nghĩ mà vấn đề là người viết về sex kém. Gọi đây là truyện ngắn cũng không phải mà tiểu thuyết thì cũng chưa thành hình vì bố cục quá đơn giản, sơ sài. Cái được nhất của cuốn này là người viết đã nêu lên được một hình tượng rất văn học là hình ảnh người đàn bà bị chồng xích gợi lên nỗi đau về thân phận phụ nữ. Tiếc là tác giả có ý nhưng chưa giải quyết được vấn đề mình nêu ra trong sách".



Nói thêm về vấn đề NXB Hội nhà văn chấp nhận in cuốn sách này, nhà thơ cho rằng: "Chỉ có những ai thật lãng mạn mới nghĩ rằng, ngày nay, NXB Hội nhà văn chỉ in những tác phẩm thật sự có giá trị về văn học".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.