Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Cái Bóng 1986

Bộ phim Tây
Du Ký chắc chắn đã quá quen thuộc với nhiều người. Nên việc làm mới bộ phim này
là rất khó. Trăn trở lớn nhất của nhà sản xuất là làm sao vượt qua cái bóng quá
lớn của “Tây Du Ký” được làm năm 1986. Những phiên bản sau này khán giả mong rằng
sẽ hay hơn, hấp dẫn hơn, phát triển đi lên theo chiều hướng tích cực. Nhưng
phiên bản “Tây Du Ký” do đạo diễn Trương Kỷ Trung làm chế tác đã nhận không ít
lời chê từ khán giả truyền hình Trung Quốc.

 Một số thông
tin về phiên bản mới này:




Nguyên tác : Ngô Thừa Ân
Thời lượng : 66 tập
Sản xuất : Công ty ảnh thị Từ Văn Bắc Kinh
Phòng chế tác Trương Kỷ Trung – Tập đoàn Hoa Nghị
Khai máy : tháng 9/2009
Đóng máy : 5/2010
Công chiếu  28/7/2011
Tổng chế tác: Trương Kỷ Trung
Tổng đạo diễn: Trương Kiến Á
Chỉ đạo võ thuật : Triệu Tiễn
Mỹ thuật : Diệp Hạng Minh
Khái niệm hình ảnh thiết kế : Lưu Đông Tử
Diễn viên :Đường Tăng…. Nhiếp Viễn
Tôn Ngộ Không …. Ngô Việt/Vương Cửu Thắng
Trư Bát Giới…. Tàng Kim Sinh
Sa Tăng …. Từ Cẩm Giang
Bạch Long Mã…. Tiền Vịnh Thần
Nhị Lang Thần…. Phùng Thiệu Phong
Thác Tháp Thiên Vương …. Triệu Nghị
Hằng Nga …. Dương Quang
Ngưu Ma Vương …. Trần Chi Huy
Thiết Phiến công chúa …. Hồ Khả
Hồng Hài Nhi…. Nhã Ninh
Nữ Nhi quốc vương … Thư Sướng
Nữ Nhi quốc quốc sư …. Hà Giai Di
Bọ Cạp Tinh …. Triệu Văn Kỳ
Bạch Thử Tinh …. Hà Trác Ngôn
Bạch Cốt Tinh …. An Dĩ Hiên
Bảo Tượng quốc vương …. Ưu Dũng
Bảo Tượng công chúa …. Nhan Đan Thần
Hoàng Bào quái …. Trình Hạo Phong
Thái Bạch Kim Tinh …. Dương Niệm Sinh
Ngọc Hoàng Đại Đế …. Ngụy Tử
Na Tra … Mã Duệ Hàn/Mã Duệ Hạo
Như Lai phật tổ …. Vương Hội Xuân
Văn Thù bồ tát …. Cảnh Cương Sơn
Vạn Thánh công chúa …. Trương Mông
Cửu Đầu Trùng …. Lý Thái
Nữ bản Quan Âm …. Lưu Đào
Nam bản Quan Âm …. Tae
Thái Thượng Lão Quân …. Trương Kỷ Trung
Đường Thái Tông …. Thang Trấn Tông
Điểm cộng của
phim đó chính là kỷ xảo điện ảnh được đầu tư kỷ lưỡng, hoành tráng. Tạo hình
các vị phật và thần tiên đẹp, chấp nhận được.
 Điểm trừ rất
lớn của phim đó là khâu tạo hình nhân vật và lời thoại.
Về tạo hình
nhân vật
: Nhân vật Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và các nhân vật yêu quái mặt mũi
quá gớm ghiếc, rùng rợn, máu me đầy người  rất giống các dị nhân trong các bô phim kinh
dị Hollywood. Không chỉ có trẻ con phát sợ đến khóc thét mà người lớn cũng phải
rùng mình phát ớn. Chính phiên bản này đã đánh mất vẻ đẹp tự nhiên, dễ thương
mang đậm màu sắc thần thoại trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân.
Những thước phim rùng rơn, ma quái đậm tính bạo lực khiến khán giả “thở dài” ngao ngán.
Về lời thoại: quá thô tục, chợ búa, đậm chất đường phố như: Nói cho ngươi biết, Thiên sứ là
gì? Thiên sứ chỉ là cục cứt từ trên trời rớt xuống!”, “Cái con khỉ này, bay chậm
thôi, phải tôn trọng người già chứ!”….
Sự làm việc thiếu tránh nhiệm và ngạo mạn của Trương Kỷ Trung làm khán giả rất bất bình.
Theo mình, phiên bản này chắc sẽ không được nhà đài mua bản quyền để chiếu tại Việt Nam
đâu. Bởi chúng quá tệ (tệ vì ứng dụng quá nhiều kỷ thuật hiện đại từ Hollywood
không được chọn lọc, sáng tạo cho hợp với phim mà chủ yếu là sao chép, vay mượn một cách không thương tiếc).
----------------------------------------------------------------------------
 Hình ảnh bốn
thầy trò Đường Tăng:




Tôn Ngộ Không Nude 90%

Ngoại hình của
Tề thiên đại thánh trong "Tân Tây du ký" khiến nhiều khán giả thất vọng.
Hầu vương không được "dễ thương", tinh nghịch như hình ảnh do Lục Tiểu
Linh Đồng đóng trước kia. Thậm chí, khuôn mặt của Ngộ Không còn bị đem ra
"mổ xẻ", giống 90% với quỷ Voldemort của seri "Harry
Potter", từ mắt, miệng tới cái mũi rắn đáng sợ.





Trư Bát Giới
mặt mũi  đầy lông lá, rất bậm trợn và
không đáng yêu. (Cư dân mạng nhận xét Trư Bát Giới trông giống như một con lợn rừng).



Một Sa Tăng
quá dữ tợn, không hiền lành, trung thực như nguyên tác.


Đường Tam Tạng
 Hình ảnh một số nhân vật và yêu
quái trong phiên bản mới:

Yêu quái Bạch
Cốt Tinh do An Dĩ Hiên đóng, giống với Kẻ hủy diệt do Schwarzenegger thủ vai ở
một bên mặt dị dạng ma quái.

Thiết phiến
công chúa có nét tương đồng với nữ hoàng Amidala trong "Star Wars" ở
kiểu đầu sừng.

Bồ Đề lão tổ
- sư phụ dạy Tôn Ngộ Không 72 phép thần thông trông như nhân vật Gandalf trong
"Chúa tể của những chiếc nhẫn" với mái tóc và bộ râu dài.

Dương Giác đại
vương bị so sánh với nhân vật Pan trong phim "Mê cung của Pan" ở cặp
sừng, đôi tai ve vẩy, cái mũi dê và bộ móng vuốt. Bộ phim giả tưởng của
Hollywood từng đoạt giải Hóa trang xuất sắc và Đạo diễn nghệ thuật xuất sắc tại
Oscar lần thứ 79.

Thụ yêu của
phiên bản mới bị liên hệ với Thụ nhân trong "Chúa tể của những chiếc nhẫn".
Yêu quái biến từ cây được tạo hình đúng kiểu một cái cây cổ thụ gớm ghiếc ở kiểu
đầu xù xì và bộ cánh đầy lá mục. gợi nhớ đến hình ảnh người cây trong bộ phim nổi
tiếng của Hollywood.














Vài hình ảnh
khác trong phim:

Hằng Nga





























































Mời bạn thưởng
thức Tân Tây Du Ký (phiên bản Trương Kỷ Trung) Tại Đây (vì hàng mới về từ Trung Quốc nên chưa được
phiên dịch và chạy phụ đề bằng tiếng Việt các bạn thông cảm nha).

Chế tác: Trương Kỷ Trung
P/S: À! Nếu
bạn nào chưa xem Tây Du Ký phiên bản 2009 do đài truyền hình Chiết Giang sản xuất
thì có thể xem lại trên THVL1 vào lúc 17h các ngày trong tuần. Theo mình, phiên
bản này đáng xem hơn phiên bản 2010 dù có nhiều điểm trừ ở tạo hình nhân vật
như: Phật Bà Quan Âm có trang phục chưa phù hợp, diễn viên chưa đẹp,… Bù lại kỷ
xảo hoàng tráng, lời thoại hay, dí dỏm, chân thật rất đáng để chúng ta xem
phim.

Phiên bản Tây Du Ký (Chiết Giang)

Vai Phật bà Quan Âm (do nữ diễn viên người Mỹ gốc Hoa: Trần Xung đóng.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.