Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Làm Mới

Mix nhạc hay hát lại những ca khúc cũ theo một phong cách hoàn toàn mới là điều mà từ lâu các ca sĩ trên toàn thế giới đã làm. Mục đích của việc này là tránh sự nhàm chán cho khán giả khi nghe. Và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, có người thành công và cũng có người thất bại.

Phát ốm vì nhạc Việt được mix mới:
 Nếu ai từng mê Hip-Hop Việt thì chắc chắn là đã từng nghe qua một ca khúc nhạc dân ca mang tên “Trống cơm”. Gây sốt nhất là ca khúc này được ĐinhTiến Đạt – ca sĩ của dòng nhạc Hip-Hop phối lại với phần đọc rap đậm chất đường phố Phương Tây. Ban đầu, nó được nhiều khán giả trẻ đón nhận vì sự mới lạ, vui nhộn của bản phối. Nhưng rồi sau đó, bản phối này chết dở, sống dở vì nó không phù hợp. Nhạc Hip-hop đã làm mất đi nét đẹp, nét trữ tình, sự mộc mạc, giản dị và gần gũi vốn là nét đẹp trong các ca khúc dân ca  Việt Nam.



 Tương tự như thế, ca sĩ Quang Dũng làm khán giả rất ngạc nhiên và bất ngờ khi anh phối Pop Dance cho “Bèo Dạt Mây Trôi” (live show lần 3 của anh năm ngoái) . Đáng tiếc là sự sôi động của nhạc dance chẳng hề ăn nhập gì với ca khúc. Nhạc một đằng, hát một nẻo. Và sao này là “cây trúc xinh” cũng được anh phối dance hát ở một số chương trình ca nhạc thời gian gần đây.



 Không sở hữu một vẻ ngoài đẹp trai, Tần Khánh gây sốc khán giả việt khi anh quyết định phối Dance ca khúc “Võ Đông Sơ” rất kì cục, tiếng mix nhạc cỷa DJ hòa cùng tiếng đờn cổ điển trong bản nhạc cải lương  “Võ Đông Sơ”. Giọng hát ngang ngang, không kuyến lái ngân nga, không còn những trầm bỏng đầy cảm xúc nữa, mất hết nét trữ tình, và làm phá hỏng cái hay, cái đẹp của bộ môn cải lương vốn không cần nhiều nhạc cụ điện tử hổ trợ. Không chỉ có thế, anh còn có những phát ngôn phản cảm trên các phương tiện thông tin đại chúng làm khán giả phải hốt hoảng đến toát cả mồ hôi.



Ca sĩ nổi danh đất Hà thành, cũng bị khán giả cho là “kinh dị hóa” nhạc Trịnh khi thể hiện ca hiện ca khúc "một cõi đi về".


 Không chỉ có Thanh Lam phá cách nhạc Trịnh, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh, Mỹ Tâm, Khánh Ngọc… cũng hát nhạc Trịnh với bản phối mới phù hợp với chất giọng của mình nhưng tất cả đều không thành công. Bởi nó quá ủy mị, liêu trai và thê lương mà nhạc Trịnh thì không phải được trình bày bằng lối hát như thế.


 
 Và rồi, không ít ca sĩ dùng nhạc Remix để gây sốc tạo dư luận và mong rằng sau những “xi-căng-đan” âm nhạc mình sẽ được nhiều người biết đến, sẽ nổi tiếng.
Những bản remix hay:
 Hát nhạc Trịnh nhưng vẫn muốn làm mới mình mỗi khi hát. Ca sĩ Hồng Nhung, người hát thành công nhiều ca khúc nhạc Trịnh cũng được chính tác giả nổi tiếng này nhận xét: “Hồng Nhung làm mới lại những ca khúc của tôi. Có người thích có người không thích. Tuy nhiên tôi thích vì đó là cách biểu hiện mới phù hợp với (...) thời hiện đại - Một sự lãng mạn mới. Nó giúp mình có được một chỗ ngồi trong hiện tại chứ không phải là kẻ nhắc tuồng từ quá khứ”. Với chị mỗi lần chị hát nhạc Trịnh là mỗi lần sáng tạo.
 Ca sĩ Tùng Dương là người rất tôn trọng ca khúc, và những bản phối phù hợp dành riêng cho ca khúc ấy. Điển hình là ca khúc Con cò, một phiên bản được công bố rộng rãi trên Internet và một bản phối chính thức trong Album LITI của anh, với tôi bản phối nào cũng hay, cũng tuyệt cũng toát lên được cái hồn của bài hát. Đó chính là hình ảnh con cò đầy ẩn dụ cho những hy sinh mất mát của người phụ nữ Việt Nam, và một hình ảnh đàn cò bay vút lên trời xa đầy khát khao, hy vọng về một ngày mai tươi sáng. Và khi hát nhạc tiền chiến cũng thế, anh luôn chọn cho mình bản phối phù hợp vừa tôn giọng hát vừa thể hiện được nét trữ tình, lãng mạn đầy tính văn học của các ca khúc một thời vang bóng này.




 Ánh Tuyết – cô ca sĩ của dòng nhạc Văn Cao cũng không ngoại lệ, cô luôn tìm tòi, sáng tạo ra bản phối mới, hay, phù hợp để trình diễn các ca khúc của nhạc sĩ tài hoa này vốn rất ít bài và khá quen thuộc với nhiều thế hệ người yêu nhạc Việt. Mỗi khi hát, cô luôn tạo cho khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
 Rồi, nào là một Đức Tuấn mới mẻ, rất riêng với không gian nhạc xưa vốn nằm sâu trong trái tim nhiều thế hệ người yêu nhạc.


 
Ca sĩ Hà Hồ cũng rất thích làm mới các ca khúc của mình và cô thành công khi remake chúng.


 
Anh Khang làm khá giả trẻ phấn khích khi anh phối nhạc khá lạ cho hai bài hát dân ca Hoa Thơm Bướm Lượn và Bèo Dạt Mây Trôi. Một sự sáng tạo rất đáng công nhận để các bài hát dân ca “sống” thật sự chứ không phải chỉ nằm trong bảo tàng.



 Mang một tí Jazz vào dân ca là cách mà nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn chọn, khá táo bạo nhưng hài hòa.



 Bản phối hay nhưng ca sĩ có cách hát chưa phù hợp:
 Gần đây nhất là Album thiên sứ của ca sĩ Hiền Thục. Phần hòa âm, phối khí trong Album này rất hay với tiếng guitar điêu luyện của Thanh Phương, tiếng đàn dây độc đáo của Huyền Trung. Tuy nhiên, giọng hát của hiền thục trong Album lại mỏng manh, mệt nhoài đầy khắc khoải. Một lối hát thiếu điểm nhấn.

 
Ngoài Hiền Thục, rất nhiều ca sĩ khác cũng chọn cho mình những bản phối mới và hay. Tiếc là họ chưa tìm được cho mình một lối hát thật phù hợp với bản phối ấy.
Chờ thời gian cho những bản phối lạ
 Được phát hành vào ngày 9 – 12 năm ngoái album bộ đội của ca sĩ Thái Thùy Linh được phối pop-rock cho những ca khúc cách mạng vốn trang nghiêm, hào hùng. Nghe Album này xong, có người bảo là sáng tạo, có người bảo là không phù hợp mất đi tinh thần cao đẹp, niềm tự hào dân tộc. Một sự phá cách nhạc cách mạng quá tay… với tôi, tôi chỉ thấy nó lạ và hay hay. Thôi, thời gian sẽ trả lời tất cả theo quy luật của sự đào thải nha.


 Nhìn chung, những bài hát remix chỉ thành công khi chọn được những bản phối phù hợp, giọng ca phù hợp. Nhưng việc tìm một bản phối mới chất lượng là điều rất khó khăn. Cho nên, khi một bài hát nào đó có bản phối gốc khá tuyệt rồi mà ta chưa thể tìm ra được một bản phối mới hay hơn thì tốt hơn là hát bài hát ấy đúng với bản gốc vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.