Huy Khánh và Thái Hòa được nhiều khán giả biết đến với các bộ phim mang tính giải trí cao. Huy Khánh, không quần áo đắc tiền, không chân dài vây quanh. Anh đã trở thành một nông dân miền sông nước chính hiệu với những trang phục dân giả, giản dị có phần bình thường. Từ phong cách, diễn xuất, rất ư dễ thương và chân chất. Thích nhất là cảnh anh chèo ghe bằng chân, chài lưới rất chuyên nghiệp cho thấy anh đã hy sinh rất nhiếu cho vai diễn, quan sát cuộc sống thật của những người nông dân ngoài đời thực tinh tế đến dường nào. Anh khác hẳn với những phim trước đây của mình.
Thái Hòa không còn là những chàng bóng gây cười,
hay ông trùm xã hội đen nữa. Với Linh anh được là chính mình nhất, đàn ông, dữ
dội và hơi khùng. Linh là bạn của Khánh, anh cũng đã có một thời gian theo đuổi
Lụa, nhưng không thành. Vì không quên được hình bóng xưa, sau khi lấy vợ và có
con tính cách của anh thay đổi bất thường, trở nên bạo lực hơn, tàn nhẫn với vợ
và con. Vợ bỏ đi, anh hành nghề giả làm thần tài bán vé số. Đêm về anh chìm đắm
trong men cay. Và cuộc tranh giành quyết liệt của cả ba Lụa, Khánh, Linh về quyền
được làm mẹ, làm cha.
Phim lấy cái nghèo, tình dục và bạo lực
làm chủ đạo. Tuy nhiên nội dung phim lại phản ánh một cái nhìn rất gần với đời
sống hiện đại là: bạo lực gia đình và chuyện hiếm muộn. Hạnh phúc của một gia
đình không phải ở chổ chúng ta có bao nhiêu đứa con, bao nhiêu tiền bạc mà
chúng ta phải biết yêu thương, vị tha và sống vì nhau.
Tình dục trên phim không trần tục mà được quay
tinh tế, khéo léo tạo nhiều cảm xúc, cung bậc cho khán giả. Bạo lực trên phim
là một thực tế, một góc khuất của xã hội. Nhiều cảnh đánh đắm khá thật và rùng
rợn đến nổi cả da gà. Nhiều cảnh quay ước lệ như: Cảnh Lụa nhìn lờ đờ chay rượu
thủy tinh, cảnh những chiếc lá trôi dập dìu trên sông hay cảnh lụa nhìn đám lục
bình đầy ẩn dụ và đẹp. Những góc máy tinh tế, đặc tả được cảm xúc nhân vật qua
từng ánh mắt, cử chỉ. Không gian dường như chậm rãi, lững lờ trôi, man mác buồn.
Bối cảnh phim gọn, tuyến nhân vật phụ xuất hiện khá ít và có chủ đích. Mình bất
ngờ trước bối cảnh sông nước về đêm với ánh sáng xanh lam quá đẹp, quá buốn và
cũng quá thơ mộng.
Lời thoại ngắn gọn xúc tích, không cường điệu,
diễn viên diễn bằng ngôn ngữ cơ thể rất nhiều đã tạo được điểm công mà rất nhiều
phim Việt chưa làm được.
Phim là một bi kịch. Nhưng không phải vì thế
mà thiếu những tiếng cười thú vị, ý nhị: như cảnh Khánh nhảy cẩn lên nhảy tùm
xuống sông khi nghe tin vợ có thai, hay như cảnh Linh hét toán lên hẹn Lụa: Tối
nay, tối mai, và những tờ giấy viết vội để hẹn nhau được dán trên vách nhà,..
Âm nhạc được nhạc sĩ Đức Trí biên soạn rất tuyệt,
tạo sự cao trào, rung động cho mỗi cảnh quay.
Phim không dành cho khán giả chỉ quen với dòng
phim giải trí. Nhưng hãy thử thay đổi thói quen xem phim của mình một lần đi, vì
“Lấy Chồng Người Ta” rất hay.
Phim không có cái kết rõ ràng cũng là một lựa
chọn khán táo bạo của người viết kịch bản và cả đạo diễn khi sự bi kịch ám ảnh
người xem cả khi ra về.
P.S: Theo mình, không phải
các diễn viên của chúng ta không có tài. Vì thiếu vắng đất diễn để họ thể hiện
tài năng. Vì còn phải kiếm sống, mưu sinh, nên họ đành đóng những bộ phim thiên
về giải trí. Các đạo diễn của chúng ta, vì lợi nhuận nên bất chấp phim nghệ thuật,
để làm phim hài, phim nhảm. Tuy nhiên, nếu có nhiều bộ phim hay như “lấy chồng
người ta”, “Bi Đừng Sợ”, “Chơi Vơi”, “Hot Boy Nổi Loạn” “Mùi Cỏ Cháy” “Chuyện Của
Pao”, “Đừng Đốt”,… thì minh tin là thị hiếu xem phim của khán giả sẽ thay đổi,
và các nghệ sĩ của chúng ta sẽ cống hiến hết mình cho điện ảnh. Không thể không
sản xuất phim thương mại (vì có lượng khán giả riêng của nó), nhưng nên hạn chế
và tăng cường nhiều phim nghệ thuật hơn nữa. Như hiện nay thì tỷ lệ phim nghệ
thuật quá ít.
Bạn xem phim giới thiệu và thông tin tại đây. (Phim 16+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.