Trần Hưng Đạo, còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là
Trần Quốc Tuấn; là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn Việt Nam
thời Trần.
- Ghi nhận công lao:
Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt
qua vô vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan hàng vạn quân Nguyên Mông xâm
lược, giành thắng lợi lẫy lừng, “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường
gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”. Công lao to lớn
này đã đưa ông lên hàng “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh
hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”.
Đền thờ Đức Thánh Trần
Hưng Đạo lớn nhất miền Nam được đặt trên đường Võ Thị Sáu, Q.1, Sài Gòn với
khuôn viên hơn 2.000m2. Theo nhiều tài liệu mà tôi đọc được thì, xưa
kia đền được xây dựng sát chùa Vạn An. Tuy nhiên, vào năm 1958, chùa lẫn đền đều
được phá bỏ và được xây cất lại khang trang như hiện nay theo đồ án của kiến
trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo. Đền được Hội Bắc Việt tương tế khởi công xây dựng vào
ngày 28-7-1957, hoàn thành vào ngày 11-7-1958.
Đền có hai cổng phụ
và một cổng chính tất cả đều hướng ra đường Võ Thị Sáu, phía trên cổng chính có
bốn chữ Hán “Hưng Đạo Đại Vương”, hai bên trụ cổng có hai câu đối:
“Liệt oanh oanh miễn hoài vĩ tích
quan Trần sử
Dương dương hách, cảnh ngưỡng
linh quan nhập miếu môn”
Sân đền rộng thoáng,
có nhiều canh xanh, nơi đây thường được tổ chúc đánh cờ người, võ cổ truyền và
ca hát phục vụ vào những ngày lễ hội. Gần đầu sân là bức tượng đức thánh Trần
Hưng Đạo do nhà điêu khắc Trọng Nội đúc bằng vật liệu bêtông cốt thép, tô màu đen pha vàng trông
uy nghi và hài hòa với khung cảnh khu vực đền thờ. Dưới chân tượng có cặp sư tử bằng đá thạch anh trắng đứng trên quả cầu rất đẹp.
Đền thờ Trần Hưng Đạo
có cấu trúc hình chữ “đinh” bằng vật liệu bêtông cốt thép, gỗ và mái lợp ngói vẫy
cá. Diện tích đền khoảng 250m2 với ba cửa gỗ chạm khắc tinh xảo liền
nhau. Phía trên ba cửa có 10 chữ Hán (phiên âm):
“Hiển thánh Trần triều Hưng Đạo
Đại Vương linh từ.
(Đền thờ của bậc hiển thánh
linh thiêng là Hưng Đạo Đại Vương họ Trần).” Mặt trước cửa chính, có đôi câu đối viết bằng chữ Hán:
“Núi Vạn Kiếp không có ngọn nào
là không có hơi kiếm bốc hỏa,
Sông Lục Đầu không có cơn sóng
nào lại không có tiếng thu ầm vang.”
Ngoài ra, trong đại
sảnh còn có nhiều hoành phi, câu đối ca ngợi tài năng, đức độ và những chiến
công bất hủ của Hưng Đạo Vương.
Phía Trước hương án
có hai con nghê ngồi chầu hai bên, hai con hổ oai hùng và cặp rồng hùng dũng.
Sau hương án là nơi thờ các vị anh hùng hào kiệt đời Trần, đã có công với nước
mà dân gian tôn là các bậc "hiển thánh" như: Trần Quang Khải, Trần
Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng.
Ở nội điện, nơi
thờ chính là tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo bằng đồng, tư thế ngồi, mặc võ phục, cao 1,70m, do nghệ
nhân Ngũ Xá thực hiện năm 1957. Bên trái là bàn thờ đặt bài vị hai người con
gái của Trần Hưng Đạo. Bên phải là nơi thờ bốn người con trai của Trần Hưng Đạo.
Ngoài các công trình chính còn có các miếu thờ thần thổ địa - thần tài trong sân đình và phòng trưng bày lịch sử thời nhà Trần (TK. 13 – 14) xây dựng từ năm 1929. Nhà trưng bày chỉ mở cửa vào ngày lễ Hưng Đạo Vương, ngày giổ tổ Hùng vương (10.03 âm lịch) và Tết Nguyên Đán (mùng 1, 2 tháng giêng âm lịch).
Ngoài các công trình chính còn có các miếu thờ thần thổ địa - thần tài trong sân đình và phòng trưng bày lịch sử thời nhà Trần (TK. 13 – 14) xây dựng từ năm 1929. Nhà trưng bày chỉ mở cửa vào ngày lễ Hưng Đạo Vương, ngày giổ tổ Hùng vương (10.03 âm lịch) và Tết Nguyên Đán (mùng 1, 2 tháng giêng âm lịch).
Lễ giỗ đức thánh Trần
Hưng Đạo được tổ chức hằng năm vào ngày 20.08 âm lịch. Thường thì lễ bắt đầu từ
19.08 và kéo dài đến hết ngày 21.08 âm lịch.
Trước đây, đền thờ và
lễ húy ky Trần Hưng Đạo là lễ hội của nhóm đồng bào gốc Bắc, nhất là các thành
viên của hội Bắc Việt tương tế. Đến nay, lễ hội này được coi là lễ hội chung nhằm
tưởng niệm người anh hùng dân tộc ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ghi chú: Bài viết có tham khảo một
số tài liệu có liên quan.
Cám ơn meocon đã chia sẻ thông tin và hình ảnh về Đền đức thánh Trần Hưng Đạo .
Trả lờiXóaCô chúc meocon ngày nghỉ có nhiều niềm vui nhé !
Nói thật cháu không thích lắm kiến trúc của ngôi đền này, nơi tôn nghiêm và thờ một vị vua có lối sống giản dị, nghiêm túc mà mầu mè quá. Tượng linh vật đặt lung tung và không cần thiết, không thuần Việt lắm.
XóaCháu chúc cô cuối tuần thật vui.