Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Tiền chiến hay bolero


 Bolero hay nhạc Tiền Chiến hay nhạc trẻ? Trước năm 1975 nhiều nhạc sĩ sẽ khiến bạn giật mình khi giao thoa và viết nhiều thể loại nhạc khác nhau. Một vài nhạc sĩ điển hình.
1. Châu Kỳ
 Thường sẽ nghĩ ngay đến “Đừng nói xa nhau” Lời: Hồ Đình Phương. Tuy nhiên, ca khúc “Trở về” sẽ khiến nhiều người giật  mình, bởi ông sáng tác hoàn toàn khác biệt với nhiều ca khúc “nhạc vàng” của ông.


2. Mạnh Phát
 Nhiều người biết đến ông với “hoa nởi về đêm’, “nỗi buồn gác trọ” viết lời cho nhạc sĩ Hoài Linh hay “Phố vắng em rồi”,…. Tuy vậy, ông còn sáng tác nhiều ca khúc hoàn toàn khác biệt với dòng “nhạc vàng” của ông, trong đó: “Qua xóm nhỏ” là điển hình. Ngoài bút danh Mạnh Phát, khi sáng tác ông còn lấy bút danh là Thúc Đăng, Tiến Đạt.


3. Thông Đạt.
 Nhạc sĩ Thông Đạt tên thật là Văn Giảng (1924 - 2013) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản hùng ca. Khi viết tình ca, ký tên Thông Đạt, ông đã viết bản Ai về sông Tương nổi tiếng. Ngoài ra Văn Giảng còn những bút danh khác như Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu. Hai ca khúc ‘ai về sông Tương” và “hoa cài mái tóc” là hai ca khúc có phong cách âm nhạc hoàn toàn trái ngược nhau của tác giả Thông Đạt.


4. Khánh Băng
  Nhạc sĩ Khánh Băng (1935 - 2005) là một nhạc sĩ Việt Nam, tác giả của hai bài hát nổi tiếng Sầu đông và Vọng ngày xanh. Nhạc sĩ Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tàu. Nhạc sĩ này có nhiều sáng tác Bolero nhưng vẫn có bài hát “sầu đông” có phong cách nhạc thịnh hành tại các nước Âu Mỹ bấy giờ, có thể phối: Cha cha cha, Twist,…






5. Anh Việt Thu
 Anh Việt Thu (tên thật Huỳnh Hữu Kim Sang, 1939-1975) là nhạc sĩ người Việt Nam nổi tiếng từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.  Anh Việt Thu sinh năm 1939 tại Campuchia, đến năm 1940 thì mới được làm giấy khai sinh tại làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Bút danh Anh Việt Thu có nghĩa là "Anh của Việt Thu" vì em trai của ông có tên là Việt Thu.
 Thường với sáng tác của nhạc sĩ Anh Việt Thu, thường thì nhiều người nhớ đến các sáng tác như: Hai Vì Sao Lạc, Mùa xuân đó có em,… Nhưng ít ai biết ca khúc “dòng An Giang” viết rất Tây học theo điệu valse là ca khúc do ông sáng tác.



Vậy nên, nhiều thế hệ người nghe nhạc Việt thích cả diòng nhạc Tiền Chiến lẫn Bolero là chuyện bình thường. Và thậm chí các ca sĩ thành danh trước năm 1975 hát cả bolero lẫn Tiền chiến cũng là lẽ thường tình. (còn tiếp)

2 nhận xét:

  1. Meocon thích tìm tòi về các tác giả-tác phẩm,có lẽ đây là sở trường?
    Chúc cháu nhiều vui!

    Trả lờiXóa

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.