Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Bàn về chữ đẹp


 Một công trình đẹp phải đến từ nhiều khâu trong đó có thiết kế, giám sát và kỹ thuật, thi công. Trong đó khâu kỹ thuật thi công rất quan trọng, bởi nếu thi công cẩu thả, thiếu hiểu biết, hoặc thiếu cái “tâm” cũng không được. Bên cạnh đó, sự kỹ lưỡng trao chút và làm việc chú trọng sự sạch sẽ cũng rất quan trọng. Không chỉ có thế, sử dụng vật liệu, đúng đủ và chất lượng giúp tăng giá trị, sự thẩm mỹ cho công trình (đôi khi thiết kế cảm thấy ổn, nhưng thực tế vật tư lại không ổn trong quá trình thi công nhà thầu có thể gợi ý sử dụng vật tư khác ổn hơn). Một vật tư tốt, nếu bị thi công không phù hợp cũng sẽ không tăng nét thẩm mỹ cho công trình. Nếu thiết kế tốt, mà nhà thầu thi công gian dối thì cũng sẽ làm hỏng công trình.
 Vậy nên, muốn thi công ra một công trình đẹp cả nhà thiết kế lẫn người thi công phải có "tâm", có "tầm". Người thiết kế phải biết công trình sắp thi công đẹp kiểu gì, không gian như thế nào. Còn với người thi công phải hiểu thiết kế, phải hiểu thiết kế nhằm mục đích gì, chọn giải pháp thi công phù hợp. Hiện nay, nhiều nhà thiết kế có thể cho ra bản vẽ tốt, nhưng nhà thầu thi công lại không hiểu nên chọn giải pháp thi công theo những gì đã biết ngại cái mới (Nếu gặp bản vẽ có thiết kế chưa gặp bao giờ) lại chỉnh sử theo kinh nghiệm làm hỏng không gian công trình, sau khi công trình hoàn thiện rồi mới biết thì đã muộn. Người thiết kế là người sáng tạo trên cơ sở công trình trong tương lai, vậy nên công trình có thể mới lạ hoặc quen thuộc cũ kỹ. Còn thi công là sự sáng tạo trên thực tế và thường là làm theo kinh nghiệm, tại Việt Nam rất ít nhà thầu chịu khó thi công theo thực tế thiết kế, thực tế công việc và thực tế những gì mà công trình cần.
 Không như sản phẩm của nhiều ngành nghề khác, sản phẩm của ngành kiến trúc, xây dựng sau khi hoàn thiện khó khắc phục, bởi nhiều lý do mà lớn nhất là đôi khi phải phá đi làm lại mới ổn (nhất là những phần cứng), còn phần mềm như: ốp lát, sơn nước, trang trí, đồ nội thất, cửa nẻo trong nhà, kính xây dựng trong nhà,… thì có thể thay thế được nếu có dấu hiệu hư hỏng. Nhưng hầu hết khi bỏ kinh phí xây dựng, chủ đầu tư chi kinh phí thiết kế, xây dựng rất nhiều và ngán phải chỉnh sửa lại hay thay thế cái mới, bởi sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, ngán phải chi thêm kinh phí. Và ngán hơn hết là khâu dọn dẹp, làm sạch sau sau khi sữa chửa rất mệt mỏi, tốn thời gian nếu là sửa chữa lớn.
 Một công trình đẹp, không chỉ người thiết kế đẹp mà còn lệ thuộc phần lớn ở nhà thầu thi công phải có “tâm” và “tầm”. Nhà thầu thi công có “tâm” và “tầm”, tùy theo thục tế công trình và sự cộng tác của chủ đầu tư nhiều khi còn phát hiện cả thiết kế sai, bất hợp lý của thiết kế và chữa những lỗi sai ấy còn tốt hơn giúp công trình hoàn thiện đạt yêu cầu hơn. Tôi còn nhớ câu Bác Hồ dạy: Hồ Chủ tịch đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” câu nói ấy nhấn mạnh đến cái “tâm” lẫn cái “tầm” mà tôi vừa nếu khá phù hợp.


3 nhận xét:

  1. Làm cái gì cũng cần có cái “tâm” lẫn cái “tầm”!
    :)

    Trả lờiXóa
  2. Làm gì cũng cần có tâm và có tầm cháu nhỉ?

    Chúc cháu luôn an lành.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng đó bạn Tâm và Tài Đức luôn phải đi đôi với nhau thì mới có ý nghĩa bạn ạ.
    Chúc bạn buổi chiều an lành thật vui nhé bạn!

    Trả lờiXóa

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.