Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Đờn ca tài tử Nam Bộ

  Nhiều chương trình truyền hình thực tế về nghệ thuật dân tộc đang nở rộ nhiều những năm gần đây nhằm tôn vinh giá trị của các loại hình nghệ thuât dân tộc, đồng thời tìm ra nghệ nhân bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình nghệ thuật dân tộc ở thời hiện đại.
Đờn ca tào tử Nam Bộ, Cải lương Việt Nam đã được nhiều đài truyền hình dựng thành “game show” thực tế, thu hút sự quan tâm của công chúng, tuy nhiên, chưa có nhiều “game show” chất lượng đúng chất của loại hình nghệ thuật dân tộc này. “Đờn ca tài tử Nam Bộ” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2013. Nhiều chương trình về ca cổ, cải lương, và đờn ca tài tử, đôi khi nhà sản xuất, nhà đài quá thương  mại hóa chương trình, thậm chí chiêu trò, tạo hiệu ứng xôn xao dư luận để tăng lượt xem và theo dõi,…
 Riêng với “tài tử miệt vườn” đang phát sóng trên truyền hình Đông Tháp, tôi rất thích. Thích bởi nó đúng chất của chương trình, thích bởi có nhiều sáng tác mới được ra đời từ chính đam mê của tác giả. Tôi thích chương trình “tài tử miệt vườn” bởi chương trình không giới hạn độ tuổi dự thi, tôi thích chương trình bởi ba vị giám khảo hào sảng, tếu lâm và cũng rất sâu sắc, tôi thích chương trình bởi không nhiều “xì căng đan”, tôi thích chương trình bởi có nhiều lượt xem thật trên mạng xã hội, tôi thích bởi “đờn ca tài tử Nam Bộ” không chỉ có dân miền Nam yêu thích mà có cả dân miền Trung, miền Bắc yêu thích. Má bảo tôi: chương trình bình dân, tôi chấp nhận bởi “đờn ca tài tử Nam Bộ” nó vốn thế. Nhiều người bảo với tôi thích “cải lương”, thích “đờn ca tài tử nam bộ”, nhưng nhiều người vẫn thích những bài bản “cải biên” hay những bài tân cổ giao duyên nhiều hơn. Còn với nghệ thuật “đờn ca tài tử” nguyên bản thì ít ai cảm được.
  Theo nhiều tài liệu thì đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huếvăn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
 Tôi hy vọng là chương trình sẽ thành công tốt đẹp, không chỉ tổ chức mùa 1 mà tổ chức thêm nhiều mùa để mang “đờn ca tài tử Nam Bộ” đến gần hơn với nhiều tầng lớp khán giả.
 Bạn có biết GS. “Nguyễn Vĩnh Bảo” không? Giáo sư Nguyễn Vĩnh Bảo (sinh năm 1918) tại làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (Đơn vị hành chính thời Pháp thuộc) trong một gia đình nho học rất yêu thích đờn ca tài tử. Ông là nhạc sư, nhà nghiên cứu âm nhạc, giáo sư giảng dạy âm nhạc truyền thống vừa là nhạc sĩ trình tấu, lại kiêm cả nghệ nhân đóng đàn. Ông cũng là người cải tiến đàn tranh từ 16 dây thành đàn tranh 17, 19 và 21 dây với kích thước và âm vực rộng hơn. Ông cũng nổi tiếng với tình bạn đẹp dành cho Giáo sư Trần Văn Khê Khi vào những lúc cuối đời giáo sư Khê đã mong muốn được nghe lại tiếng dàn của ông một lần nữa.
 Tóm tắt sự nghiệp của Giáo sư Nguyễn Vĩnh Bảo:
  • Nguyễn Vĩnh Bảo sinh ngày 19 tháng 8 năm 1918 tại làng Mỹ Trà, nay thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 
  • Từ lúc 5 tuổi ông đã biết chơi đờn kìm, đờn cò, 10 tuổi biết chơi rất nhiều các loại nhạc cụ dân tộc. 
  • Từ năm 1955 cho đến năm 1964, ông dạy môn đàn tranh và cũng là trưởng ban nhạc cổ miền Nam tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ ở Sài Gòn. Ngoài ra ông cũng đã đi diễn thuyết giới thiệu và trình tấu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới. 
  • Năm 1972 ông cùng giáo sư Trần Văn Khê diễn tấu ghi âm đĩa Nhạc tài tử Nam bộ cho hãng Ocora và UNESCO tại Paris (Pháp) năm 1972. 
  • Từ năm 1970-1972 ông là giáo sư đặc biệt thỉnh giảng về đàn tranh tại Đại học Illinois (Mỹ). 
  • Năm 2005 nhạc sư Vĩnh Bảo và giáo sư Trần Văn Khê được trao giải thưởng Đào Tấn của Việt Nam tại TPHCM. 
  • Đến năm 2008, nhạc sư Vĩnh Bảo cũng được Chính phủ Pháp tặng huy chương nghệ thuật và văn học (Ordre des Arts et des Lettres) cấp bậc Officier. 
  • Tháng 5 năm 2018, ông rời Sài Gòn về quê Đồng Tháp sinh sống. 
  • Mời bạn thưởng thức tiếng đờn của Giáo sư Nguyễn Vĩnh Bảo tại đây.
    Mời bạn thưởng thức một số tiết mục thú vị trong chương trình “tài tử miệt vườn” và biết đâu bạn cũng sẽ yêu thích “đờn ca tài tử Nam Bộ” thì sao?




 Chương trình “Tài tử miệt vườn” phát sóng trực tiếp vào lúc 19h10’ Chủ Nhật hàng tuần trên THĐT1.
 Bạn cũng có thể theo dõi trang fanpage (Trang dành cho khán giả tương tác) của chương trình tại đây.

4 nhận xét:

  1. Đàn ca tài tử nó được nhiều người biết đến là do nó là đờn ca của những người nông dân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy nên. chưa thật sự nhièu chương trình tôn vinh đúng giá trị của loại hình nghệ thuật này. THĐT đã làm rất đúng với giá trị thật sự của nó. Anh có thể đón xem lúc 1910' Chủ Nhật trên THĐT1 và xem lại trên fanpage, youtube của chương trình. Em chúc anh cuối tuần nhiều niềm vui.

      Xóa
  2. DVD thích nghe đờn ca tài tử nam bộ, nhất là 6 câu vọng cổ, nhưng chỉ mới thấm sơ sơ điệu Lý Con Sáo, hi hi hi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À vậy cũng tốt rồi chú ơi, cháu cám ơn chú đã ghé thăm cháu và chia sẻ cùng cháu. Cháu chúc chú cả tuần với nhiều niềm vui.

      Xóa

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.