Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Kỳ Lân, Nghê và hơn thế nữa (tiếp bài đăng ngày 12.03)

 Nhân tiện chụp được một con vật quen mà lạ, lạ mà rất quen đó là con “Lân”, gọi là “Lân” vì rất giống với nhiều mô tả trong các tài liệu mà tôi đọc được, nghiên cứu được. Con “Lân” một con vật trong bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng. Con Lân có xuất xứ từ Trung Hoa, theo như nhiều tài liệu mô tả thì con Lân có đầu nửa rồng, nửa thú, và đôi khi có sừng. Trong tạo hình cổ điển thì con Lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Qua từng thời kỳ lịch sử, tùy mỗi nước mà con Lân mang một hình dáng khác đẹp hơn, uy nghi hơn, hấp dẫn hơn. Kỳ Lân là loài linh vật có giống đực và giống cái riêng biệt, là linh vật của rất nhiều nước nhất là các nước khu vực châu Á.
 Theo tín ngưỡng dân gian phương Đông, Kỳ Lân là con vật báo hiệu điềm lành, là biểu tượng cho sự trường thọ, sự nguy nga đường bệ và niềm hạnh phúc lớn lao. Kỳ lân mang trong mình tất cả những phẩm chất của một con vật nhân từ, nó tránh giẫm lên các loại côn trùng, cũng như không phá hoại cỏ mềm dưới chân mình. Nó không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào cũng như không bao giờ uống nước bẩn. Kỳ Lân xuất hiện đồng nghĩa với việc một vị minh quân, một nhà hiền triết nào đó sắp ra đời.


 Vì là con vật trong trí tưởng tượng, nên có khi Lân xuất hiện với hình dạng này hay hình dạng khác. Một dáng hóa thân khác của kỳ Lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy).
 Còn con Nghê lại là một con khác, rất khác với Lân. Nghê là con vật của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Thường con Nghê có dáng mình thon nhỏ như dáng chó, có kỳ mà không có sừng, đuôi Nghê dài có thể vắt ngược lên mình.
  
 Con Nghê thực chất là bản sau của con chó đá được khắc đẽo với nhiều chi tiết đẹp, oai vệ và mặt chó đầy vẻ oai nghiêm. Vì linh thiêng, cho nên dân gian đặt cho cái tên là Nghê.
 Và con Nghê mang ý nghĩa như là một vị thần canh giữ nhà, có tác dụng trừ đuổi tà ma, giữ của rất tốt, mang nhiều điều lành, an vui.
 Cho nên mọi người hay nhầm Kỳ Lân và Nghê với nhau. Tôi tin chắc một điều: Nghê chính là sản phẩm của nghệ tạo hình chỉ có duy nhất tại Việt Nam. Kỳ Lân và Nghê thường được đặt tại các đình, chùa, miếu, cung đình, trong gia đình,… Riêng với Nghê, con vật này thường được tìm thấy ở các công trình kiến trúc văn hóa ở khu vực phía Bắc Việt Nam.

Tôi không rõ hình ảnh chó đá đặt cạnh Kỳ Lân
mang ý nghĩ gì?
Hình ảnh con Kỳ Lân
trưng bài tại bảo tàng tỉnh Vĩnh Long
--------------------------------------
 Ăn vặt với xiên nướng, thú vui ẩm thực khá hay của cư dân thành thị. Tan tầm, ăn xiên nướng trên lửa than hồng rất thú vị và hấp dẫn. Món xiên nướng ngon hay không là tùy thuộc vào khâu chọn nguyên liệu, ướp gia vị, và nước chấm đi cùng. Đường Nguyễn Văn Lượng khá nhiều quán ăn vặt chất lượng giá mềm, tôi thích rồi…
Mới phát hiện nên chưa rủ
ai ăn cùng, chỉ một mình "em"

6 nhận xét:

  1. Hình đẹp wá anh nhỉ...hình cuối...Mới phát hiện nên chưa rủ
    ai ăn cùng...jò có em rùi...thì là hai mình rùi ...nhé anh...hj

    Trả lờiXóa
  2. Xời tâm hồn gà ăn uống hơi nhiều nhưng gà lại ít đi tìm những món ăn dân giã. Có thể chỗ ở của gà không có. Bao giờ mới đc đi ăn nhở. Hi hi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Món ngon quê hương thì nhiều gà à. Ăn hoài mà không hết đấy thôi...

      Xóa
  3. meocon dã ăn xiên nướng chưa?nhìn đã thấy ngon rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất ngon cô à... Nhưng ăn nhiều thì ung thư "chết".
      Chúc cô cuối tuần thật vui, thật hạnh phúc.

      Xóa

Mời bạn đăng nhận xét. Cám ơn bạn đã ghé thăm "nhà" của tôi, chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.